8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học
Để quản lý trƣờng phổ thông theo yêu cầu điều chỉnh cải cách giáo dục. Bộ giáo dục ban hành "Quy định về mục tiêu kế hoạch cho đào tạo của trƣờng phổ thông" (gọi tắt là Kế hoạch đào tạo).
Kế hoạch đào tạo xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ của các loại hình trƣờng phổ thông; cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, phƣơng pháp đào tạo; quy định kế hoạch dạy và học, nguyên tắc đánh giá trình độ đƣợc đào tạo của học sinh, việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, có cơ sở vật chất - kĩ thuật giáo dục và tài chính của trƣờng; xác định mối quan hệ giữa trƣờng phổ thông với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh và xây dựng trƣờng; định ra mục tiêu, nguyên tắc... quản lý; xác định trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng và cơ sở đối với trƣờng.
Kế hoạch đào tạo là văn bản pháp quy, đƣợc dùng làm cơ sở để xây dựng các văn bản nhằm quản lý thống nhất toàn bộ hoạt động của các loại hình trƣờng phổ thông trong cả nƣớc.
Hiệu trƣởng và cán bộ, giáo viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo dƣới sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; Dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Bộ nhà trƣờng, tuỳ theo chức năng của mình, các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phƣơng và cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện để trƣờng thực hiện kế hoạch đào tạo này.
Kế hoạch dạy và học xác lập cấu trúc môn học, sự phân bố các môn học theo lớp, số lƣợng giờ trong tuần và trong năm dành cho từng môn học nhằm thực hiện nội dung giáo dục ở trƣờng phổ thông, bao gồm: dạy học và giáo dục trên lớp, giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp, hƣớng nghiệp chuẩn bị nghề (và dạy nghề ở nơi có điều kiện) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tiến hành trong bốn năm học.
Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên và tổ chuyên môn là một việc làm tất yếu. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng bộ môn, căn cứ vào hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lí và tình hình cụ thể của nhà trƣờng mà mỗi giáo viên và tổ trƣởng chuyên môn phải đề ra kế hoạch phù hợp.
Lãnh đạo nhà trƣờng phải hƣớng dẫn giáo viên qui trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn và tìm ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.
* Nội dung yêu cầu kế hoạch đối với cá nhân:
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: các chỉ thị, hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học, hƣớng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu đƣợc giao, tình hình điều tra chất lƣợng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động. Đề ra các biện pháp để đạt đƣợc các mục tiêu và điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch nhƣ: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng dạy học bộ môn, kinh phí dành cho các hoạt động, kế hoạch cụ thể từng chƣơng, từng bài, từng tháng, từng tuần. Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
* Nội dung kế hoạch đối với tổ chuyên môn:
Hiệu trƣởng chỉ đạo Tổ/Nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của cả tổ/khối.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới, kế hoạch của nhà trƣờng, đặc điểm tình hình của nhà trƣờng, những thuận lợi, khó khăn của nhà trƣờng, tổ bộ môn.
- Lập kế hoạch công tác từng tháng, học kỳ và cả năm. Xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu. Nêu các biện pháp thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp nhƣ: cơ sở vật chất, sự phối hợp của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trƣờng và các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.
Để đảm bảo chất lƣợng dạy học, mỗi cá nhân và tổ/nhóm chuyên môn cần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ quản lí nhà trƣờng cần theo dõi, kiểm tra đôn đốc sát sao, tạo điều kiện tốt nhất cho họ đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
1.4.2. Quản lý chương trình và nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Chƣơng trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nƣớc do Bộ GD&ĐT ban hành, là căn cứ pháp lí để Bộ, Sở GD&ĐT tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy trong nhà trƣờng. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lí giúp Hiệu trƣởng quản lí giáo viên theo yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra cho từng cấp học nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng.
Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tăng cƣờng sử dụng hiệu quả ứng dụng cộng nghệ thông tin trong quản lý và dạy học nhằm đổi mới, cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục.
dạy học là chỉ đạo, tổ chức để GV thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu, nội dung chƣơng trình theo quy định của Bộ GD & ĐT. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Hiệu trƣởng cần nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, mục tiêu, chƣơng trình và kế hoạch dạy học, phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng khối lớp học. Đó là căn cứ để thực hiện tốt chức năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của Nhà trƣờng.
Quản lí việc thực hiện chƣơng trình là: Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đủ và đúng tiến độ thời gian, không đƣợc cắt xén, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chƣơng trình.
Để quản lí việc thực hiện chƣơng trình dạy học, ngƣời Hiệu trƣởng cần: - Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dƣỡng cán bộ quản lí để hiểu nguyên tắc, cấu tạo chƣơng trình của từng môn học, phạm vi kiến thức thức của chúng, những phƣơng pháp và hình thức dạy học đặc trƣng của bộ môn, những kiến thức đã đƣợc đổi mới trong chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn theo hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phƣơng tiện dạy học phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên chính xác hơn.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trƣớc và những vấn đề đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy để thống nhất thực hiện trong năm học.
- Theo dõi nắm tình hình thực hiện chƣơng trình dạy học thông qua: sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trƣởng hoặc nhóm trƣởng chuyên môn.
1.4.3. Quản lý các điều kiện hổ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THCS
Việc sử dụng phƣơng pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Quản lý sử dụng, hình thức và phƣơng pháp dạy học ở đây không chỉ thuần túy là quản lý việc sử dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy học, để nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo , phải thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá và cập nhật cách thức làm việc giữa thầy và trò sao cho tối ƣu nhất, thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng và nhà cung cấp. Bằng việc cập nhật các cách thức làm việc mới, hiệu quả, ngƣời thầy đóng vai trò là đƣờng dẫn, chỉ ra cho trò phƣơng pháp nghiên cứu và khai thác tài liệu, trò là ngƣời chủ động tiếp nhận, tìm tòi và thử nghiệm để rút ra kết luận và kết quả nghiên cứu. Công tác quản lý đòi hỏi ngƣời quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phƣơng pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phƣơng và học sinh nhƣng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo. Quản lý phƣơng pháp dạy học phải đảm bảo định hƣớng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phƣơng pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thƣờng xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phƣơng pháp tiên tiến và học sinh rèn luyện kỹ năng học tập theo các phƣơng pháp đó. Tính chất chung của các phƣơng pháp này là :
Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh
Dựa vào môi trƣờng hoạt động chủ động của chính ngƣời học
Tạo ra môi trƣờng học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sƣ phạm có tính dân chủ
Tuân thủ các quy trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng học tập cho học sinh
sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin
Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trƣờng cá nhân
Để nâng cao chất lƣợng đào tạo, nội dung kiến thức đƣợc truyền tải đến học sinh phụ thuộc vào việc ngƣời dạy sử dụng phƣơng pháp cùng kỹ thuật dạy học nhƣ thế nào. phƣơng pháp dạy học là con đƣờng ngắn nhất trong việc đƣa kiến thức đến ngƣời học. Để hoạt động giảng dạy có kết quả, ngòai việc sử dụng phƣơng pháp dạy học thì phƣơng tiện và các điều kiện hỗ trợ có ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng dạy và học.
Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lí toàn diện về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho dạy học, có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
Muốn quản lí tốt hoạt động dạy học cần chú ý các vấn đề sau:
- Tăng cƣờng quản lí phòng đồ dùng dạy học, phòng tin học, phòng chức năng, thƣ viện; quản lí sử dụng hiệu quả TBDH của nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt đổi mới chƣơng trình, coi thiết bị không phải chỉ là phƣơng tiện minh họa, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phƣơng tiện truyền tải thông tin, phƣơng tiện tƣ duy, nghiên cứu học tập, tiếp cận tự nhiên và xã hội của học sinh. Khuyến khích giáo viên tăng cƣờng sử dụng thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học có khả năng áp dụng cho bài giảng có hiệu quả.
- Xây dựng các qui định cụ thể về sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học.
có thay đổi nhân sự, cơ cấu tổ chức và các biến động khác.
Có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm bằng nhiều nguồn kinh phí.
1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hướng phát triển năng lực học sinh
Hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học thƣờng đƣợc thể hiện ở nhiều khâu đối với ngƣời học: kiểm tra đầu giờ, trong giờ, thƣờng xuyên và định kỳ. Thông qua việc kiểm tra đó để có đƣợc thông tin phản hồi từ phía ngƣời học. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với giáo viên bao gồm: kiểm tra hồ sơ lên lớp, kiểm tra trình độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm, ý thức thái độ và kết quả giảng dạy, việc thực hiện tiến độ và khối lƣợng giờ giảng…
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình dạy học tức là, qua đánh giá để lấy kết quả làm căn cứ phân loại, xếp hạng học sinh, đánh giá trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên. Mặt khác, thông qua đó nhà trƣờng thấy rõ đƣợc cách dạy của thầy và cách học của trò, từ đó nhà quản lý có cơ sở cho công tác quản lý nhƣ: xét thi đua, lên lớp, tốt nghiệp; phân loại giáo viên, điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của ngƣời học, mong muốn của xã hội và thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
Hoạt động kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó là khâu cuối cùng của mọi quá trình đào tạo, nó vừa đo lƣờng kết quả, vừa có vai trò cung cấp thông tin giúp cải tiến việc xây dựng chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp dạy học của giáo viên. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học là xem xét tình hình thực tế hoạt động dạy và học trong trƣờng THCS để đánh giá, nhận xét kết quả đạt đƣợc. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động dạy và học.
Với việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần chú trọng vào việc thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trƣờng; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chƣa thực hiện đƣợc để có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.
Đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chƣơng trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phƣơng pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thƣờng xuyên đƣợc tiến hành dƣới các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên, gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dƣới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng.
Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh đƣợc tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh.
Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì đƣợc tiến hành dƣới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì
+ Các môn học có thể đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét
+ Kết quả học tập của học sinh đƣợc ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên:
- Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra;
- Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thƣơng học sinh.
Thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Hiệu trƣởng có thể làm căn cứ để đánh giá bởi vì kết quả học tập của học