8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng vào
động dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên tạo cơ hội để GV cập nhật, bổ sung kiến thức, giúp giáo viên thích ứng với những yêu cầu thay đổi về nội dung, chƣơng trình, kiểm tra đánh giá, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy.
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong các tổ/nhóm chuyên môn phù hợp với điều kiện của trƣờng đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học...
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn.
- Tổ chức triển khai kế hoạch theo tinh thần nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn cho đội ngũ GV.
- Rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động sinh hoạt.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Đánh giá hiện trạng của đội ngũ tổ/nhóm chuyên môn dựa trên kết quả hoạt động của năm học trƣớc và thành tích đạt đƣợc của GV.
- Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; những yêu cầu về thực hiện nội dung, chƣơng trình; kết quả thanh tra, kiểm tra, chất lƣợng công tác hàng năm để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Triển khai thực hiện kế hoạch sinh hoạt của tổ chuyên môn và mỗi thành viên trong tổ. Trên cơ sở kế hoạch chung, các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học phù hợp với đặc thù bộ môn. Các nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung; cập nhật kiến thức mới; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; đổi mới phƣơng pháp dạy học; tự học tự bồi dƣỡng; tổ chức các lớp bồi dƣỡng; kế hoạch phát triển đội ngũ.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn cử GV trong tổ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn sau khi hoàn thành tập huấn về cơ sở báo cáo kết quả để các thành viên trong tổ chùng trao đổi và chia sẻ.
- Chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, theo các chủ đề đã đƣợc xây dựng cụ thể.
- Bồi dƣỡng giáo viên thông qua hội thảo, sinh hoạt chuyên đề từ cấp tổ chuyên môn, cấp trƣờng về các nội dung: kiến thức khó, đổi mới phƣơng pháp, tích hợp trong dạy học, khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra …
- Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững kèm cặp các giáo viên mới ra trƣờng hoặc chƣa vững vàng về chuyên môn và phƣơng pháp giảng dạy thông qua việc trao đổi nội dung, phƣơng pháp của bài dạy, dự giờ rút kinh nghiệm, hƣớng dẫn soạn bài, xử lí các tình huống sƣ phạm.
- Thông qua việc dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, kịp thời nhằm học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tƣ vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đồng nghiệp trong các HĐDH.
- Triển khai công tác viết sáng kiến, khuyến khích cán bộ, giáo viên cải tiến, làm mới đồ dùng dạy học, tham gia viết tài liệu và vận dụng các sáng kiến, giải pháp đã đƣợc xếp loại cao của ngành, của nhà trƣờng vào công tác quản lí , giảng dạy.
- Phát động và xây dựng phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng.
- Tăng cƣờng liên kết, hợp tác, giao lƣu với các trƣờng, đơn vị giáo dục tiên tiến trong và ngoài nƣớc, xúc tiến chia sẻ kinh nghiệm giáo dục.
- Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời sau các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trƣởng giao nhiệm vụ cho Tổ trƣởng chuyên môn nghiên cứu hoạt động chuyên môn của tổ.
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch năm học của trƣờng, sát với thực tiễn của nhà trƣờng và phù hợp với khả năng, điều kiện của giáo viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu và lịch công tác hợp lí, khoa học giúp cán bộ, giáo viên có điều kiện tham gia đầy đủ.
- Có cơ chế khuyến khích, động viên, tạo động lực, xây dựng động cơ học tập, làm nảy sinh nhu cầu, nguyện vọng đƣợc đào tạo từ phía giáo viên.
- Sử dụng nguồn ngân sách dành cho việc phát triển đội ngũ và các hoạt động chuyên môn hợp lí; chuẩn bị đủ điều kiện về vật chất, huy động các nguồn lực thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn.
3.2.3. Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên toán theo hướng đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Bồi dƣỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà trƣờng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay và phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH- HĐH đất nƣớc.
3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp
Hàng năm các trƣờng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đồi ngũ GV, dựa trên kế hoạch chung của Phòng GD & ĐT về công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên toán, sắp xếp phân công giáo viên phù hợp với đối tƣợng học sinh. Cần có kế hoạch bồi dƣỡng khoa học, triển khai việc thực hiện bồi dƣỡng đạt hiệu quả, có chính sách đãi ngộ hợp lý để giáo viên dồn hết tâm lực, trí lực phục vụ sự nghiệp đào tạo của nhà trƣờng.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng.
Chỉ đạo các trƣởng bộ môn tổ chức phong trào thi đua tự học, tự bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm, nhận thức về sự tự hoàn thiện, nâng cao trình độ, đổi mới phƣơng pháp giáo dục và giáo dục là yêu cầu luôn đặt ra đối với mỗi giáo viên.
Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn nhắc nhở thƣờng xuyên việc tự học thông qua sổ kế hoạch tự bồi dƣỡng, coi đây là nội dung kiểm tra, là tiêu chí đánh giá giáo viên hàng năm.
+ Hình thức tự học, tự bồi dƣỡng phải đa dạng phong phú, có thể tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, đi nghiên cứu thực tế giảng dạy hoặc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ngay trong lao động sƣ phạm của họ. Bổ sung cho giáo viên những kiến thức mang tính công cụ để thực hiện các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học. Việc lựa chọn hình thức bồi dƣỡng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.
+ Tổ chức các hoạt động tại trƣờng: tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng phù hợp thông qua hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề. Ngoài ra, đầu tƣ xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức cho giáo viên tự nghiên cứu và ứng dụng khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục.
+ Tổ chức viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, tập thể cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề và chuyên môn trong nhà trƣờng, có mời các trƣờng bạn tham gia cùng trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có đƣợc một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp các giáo viên ít kinh nghiệm trong giảng dạy.
3.2.4. Quản lí việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học là phƣơng tiện hữu hiệu sử dụng trong các giờ giảng nhằm nâng cao hiệu quả các bài giảng, gắn kết lý luận và thực tiễn thông qua TBDH, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tăng cƣờng tính thực hành trong học tập giảm bớt kiến thức hàn lâm. Ngoài các TBDH, CNTT cũng có tác dụng tích cực trong việc đổi mới quản lý và đổi mới PPDH. Nếu sử dụng không đúng tính chất của TBDH hoặc ứng dụng CNTT thì dẫn đến lạm dụng chúng và ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả giờ dạy. Vì vậy, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cƣờng kiểm soát, đánh giá việc sử dụng hiệu quả TBDH và ứng dụng CNTT trong dạy học để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng kỹ xảo cần có đối với HS THCS.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Phát huy tính tích cực hoạt động học của học sinh trong hoạt động học thông qua việc học sinh đƣợc tiếp cận nhiều với các đồ dùng trực quan, trang thiết bị dạy học trên lớp. Nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng, liên hệ kiến thức vào thực tế. Đồng thời giúp ngƣời giáo viên thƣờng xuyên tự trau dồi nâng cao kiến thức cho bản thân, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống.
- Tạo thói quen làm việc khoa học, tăng cƣờng các hoạt động tƣơng tác giữa GV với HS, giữa HS với HS thông qua việc sử dụng TBDH và CNTT.
quản lí các HĐDH.
3.2.4.2. Nội dung thưc hiện biện pháp
- Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT hợp lí trong soạn bài, giảng dạy.
- Tăng cƣờng hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, bổ sung TBDH phù hợp với loại hình môn học.
- Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị, cán bộ phụ trách phòng chức năng.
- Bồi dƣỡng, tập huấn, trang bị kiến thức tin học, kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học, quản lí cho CBQL và GV trong nhà trƣờng.
- Huy động GV tích cực sử dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH sao cho phù hợp với nội dung môn học và bài học. Từng bƣớc tăng tần suất sử dụng các bài giảng điện tử một cách hợp lí trong dạy học.
- Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, về vai trò tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT trong đổi mới quản lí và hoạt động dạy học.
- Xây dựng kế hoạch tăng cƣờng bổ sung trang thiết bị dạy học, chú trọng TBDH tự làm. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm mới, bổ sung trang thiết bị dạy học. Huy động các nguồn lực trong xã hội đặc biệt từ PHHS tham gia hỗ trợ việc bỏ sung TBDH cần thiết. Khi tổ chức mua sắm cần chú ý đến các thông số đảm bảo trang thiết bị, đồ dùng dạy học đạt yêu cầu chuẩn hoá, thiết thực phù hợp yêu cầu sử dụng.
dạy học, phòng chức năng và yêu cầu về ứng dụng CNTT trong HĐDH.
- Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị về nghiệp vụ quản lí và khai thác sử dụng TBDH.
- Tập huấn cho CBGV, nhân viên về sử dụng đồ dùng dạy học mới, các kỹ năng về ứng dụng CNTT, phần mềm quản lí thông qua tổ chuyên môn; các đợt tập huấn của Sở GD&ĐT hoặc phòng GD & ĐT;
- Giám sát chặt chẽ các khâu quản lí trang thiết bị đồ dùng dạy học, phòng máy, phòng chức năng, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách đăng ký cho mƣợn và trả về hàng ngày.
- Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên việc sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong quá trình tổ chức dạy học. Trên cơ sở đó có kế hoạch bổ sung, tu bổ, bảo dƣỡng thiết bị, điều chỉnh công tác bồi dƣỡng, đánh giá thi đua hàng năm.
- Hàng năm tổ chức ngày hội CNTT, hội thi làm đồ dùng dạy học.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trƣởng cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của của việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng, có trình độ tin học cơ bản, có thể giám sát hoặc sử dụng đƣợc các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lí, dạy học.
- Đảm bảo đủ thiết bị dạy học theo qui định;
- Bố trí thời khoá biểu phù hợp, để có thể luân chuyển TBDH trong cùng một khối. Đặc biệt, trong điều kiện phòng chức năng, phòng máy tính còn thiếu và chƣa đồng bộ thì việc bố trí đan xen một cách khoa học để phát huy tối đa tần suất khai thác là vấn đề cốt lõi, cần đƣợc chú trọng.
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học
tình hình chất lƣợng, về nội dung, về tổ chức của HĐDH nhằm kịp thời điều chỉnh sai lệch làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả, mục đích đã đặt ra.
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm ngăn chặn các sai sót cụ thể xảy ra trong quá trình dạy học của giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá để giữ kỷ luật làm việc trong trƣờng học, động viên khuyến khích tinh thần làm việc của giáo viên; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, phân công giáo viên; xây dựng, bổ sung công tác bồi dƣỡng.
- Kiểm tra dựa trên quy chế chuyên môn, chức năng của quản lý nhằm thực hiện quy định về giáo dục THCS. Trên cơ sở đó có căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên chính xác, phân công hợp lí, tổ chức bồi dƣỡng có hiệu quả.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp
- Kiểm tra các kế hoạch, hồ sơ chuyên môn.
- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện chuyên cần và quy định đối với giáo viên (ngày công, giờ công, tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ tham gia các hoạt động và nội dung công tác đƣợc phân công).
- Kiểm tra tiến độ thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giáo dục và dạy học. - Kiểm tra việc sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT trong dạy học. - Đánh giá kết quả các nội dung công việc đƣợc giao của giáo viên.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện qui chế chuyên môn trong HĐDH. Thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trƣờng thông qua qui trình xây dựng kế hoạch năm học, qui chế thi đua khen thƣởng, qui định kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức (cá nhân đăng ký, tổ nhóm đề xuất, xây dựng kế hoạch, thảo luận theo từng khối, giữa các khối trong
trƣờng, thông qua toàn thể hội đồng giáo dục, công khai thông tin đến học