KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội thành phố Quy Nhơn

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí nhƣ núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội.

Ngày 25 tháng 1 năm 2010 Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định số 159/QĐ/TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh

Bình Định, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Đông giáp biển. Diện tích của Quy Nhơn 280km2

, 21 phƣờng xã với số dân số thống kê năm 2019 là 487.400 ngƣời. Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu, trao đổi thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế.

2.2.2. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Theo báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 của phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn [17] . Ngành Giáo dục thành phố quản lý 144 cơ sở giáo dục, gồm 105 trƣờng (TH: 26; THCS: 20, TH&THCS: 01; MN: 58) và 39 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục với tổng số 57.366 học sinh ở 1.796 nhóm, lớp. Toàn ngành có 42 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (THCS: 16, Tiểu học: 16, Mầm non: 10) và 40 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục (THCS: 13, Tiểu học: 9, Mầm non: 18).

Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc bố trí hợp lý, mỗi phƣờng, xã đều có ít nhất một trƣờng mầm non, một trƣờng tiểu học và một trƣờng THCS. Một số phƣờng ngoại thành do địa bàn rộng nên co 2 trƣờng tiểu học và nhiều cơ sở của trƣờng nằm rải rát trong khu dân cƣ tạo điều kiện tốt nhất để học sinh đến trƣờng.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn thƣờng xuyên đƣợc bổ sung về chất lƣợng, đảm bảo việc dạy ở tất cả các bộ môn. Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn đã quan tâm bố trí đủ giáo viên chuyên trách ở các cấp học. Cán bộ viên chức toàn ngành tính đến nay có 2099 ngƣời,

nữ 1727; đảng viên 1233.

2.2.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Đến cuối năm học 2018-2019, cấp học THCS có 20 trƣờng, 01 trƣờng TH&THCS với tổng số 17.371 học sinh ở 426 lớp, có 16 trƣờng đạt chuẩn quốc gia và 13 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục; trong năm học có 113 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,65% (do các nguyên nhân chủ yếu: theo cha mẹ đi khỏi địa phƣơng không rõ nguyên nhân; sức khỏe không đảm bảo học tập; tham gia học nghề; học lực yếu, cha mẹ ly hôn, gia đình không quan tâm). Các trƣờng trong toàn ngành đã xét tuyển 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6 năm học 2019-2020.

Tất cả giáo viên giảng dạy đều đƣợc tập huấn quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT. BGH các trƣờng đã tiến hành phổ biến theo từng nhóm chuyên môn và tất cả giáo viên đều thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để tiến hành giảng dạy cũng nhƣ kiểm tra học sinh. Các đơn vị thực hiện kiểm tra theo hƣớng chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng bộ môn. Dạy học nội dung giáo dục địa phƣơng; triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trƣờng và áp dụng thƣờng xuyên trong chƣơng trình giảng dạy các bộ môn. Thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; cải tiến phƣơng pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng hoạt động nhóm, giảng dạy theo phƣơng pháp mới, phát huy đƣợc năng lực tƣ duy học tập của học sinh, giúp học sinh nắm chắc bài giảng và biết liên hệ thực tế. Học sinh lớp 9 đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS: 4056/4057 – Tỷ lệ: 99,98%.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm Năm học Số học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2017-2018 16976 13808 81,3 2.871 16,9 283 1,7 14 0,08 2018-2019 17371 14347 82,6 2747 270 268 1,54 9 0,05

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt đều tăng qua các năm, số HS xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm hơn so với năm trƣớc chỉ còn 1,54%. Số HS xếp loại hạnh kiểm yếu vẫn còn nhƣng giảm hơn so với năm trƣớc, không còn HS xếp loại hạnh kiểm kém.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực Năm học Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2017- 2018 16976 4509 26,6 7165 42,2 4946 29,1 348 2,05 8 0,04 2018- 2019 17371 4371 25,2 7387 42,5 5179 29,8 427 2,46 7 0,04

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy: Trong 2 năm học gần đây, tỷ lệ HS không tăng mà có chiều hƣớng giảm, trong đó tỷ lệ HS yếu kém còn cao và tăng hơn so với năm trƣớc. Đây là một điều hết sức lo ngại về chất lƣợng dạy và học của các trƣờng THCS thành phố Quy Nhơn. Vấn đề đặt ra là cần thực hiện giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng dạy và học của các trƣờng THCS thành phố Quy Nhơn.

Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp THCS thành phố Quy Nhơn

Năm học Số HS lớp 9 Số HS đƣợc TN THCS

SL TL

2017-2018 3943 3939 99,90

2018-2019 4057 4056 99,98

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy: Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS trong những năm gần đây giữ mức ổn định, đạt từ 99,90% trở lên, trong đó tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS ở các trƣờng nội thành đạt tỷ lệ khá giỏi cao hơn so với các trƣờng ở các xã đảo và vùng ngoại thành. Điều này chứng tỏ chất lƣợng đầu ra của các trƣờng trong thành phố không đồng đều.

Bảng 2.5. Thống kê số lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên các trƣờng THCS

Năm học Số lớp Số học sinh CBQL Giáo viên Tổng số Trình độ chuyên môn SL TL Đại học trở lên Cao đẳng 2018-2019 426 17876 46 713 651 62 2019-2020 437 17821 49 761 703 16

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: Trong 2 năm gần đây số lớp và số học sinh tăng lên do một số địa phƣơng kinh tế phát triển, tăng dân số. Trong khi đó số giáo viên lại giảm so với năm trƣớc do tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và của Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn. Số lƣợng và cơ cấu CBQL từ năm học 2018-2019 đến năm 2019-2020 khá ổn định. Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2.3. Thực trạng Dạy Học môn Toán ở các trƣờng THCS, thành phố Quy Nhơn

2.3.1. Đội ngũ giáo viên dạy Toán

Bảng 2.6. Thống kê số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy Toán các trƣờng THCS

Năm học

Giáo viên dạy Toán

Tổng số Trình độ chuyên môn

Đại học trở lên Cao đẳng

2018-2019 115 109 06

2019-2020 125 120 05

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Số liệu thống kê bảng 2.6 cho thấy: Tổng số GV dạy Toán của các trƣờng THCS là 125, đảm bảo đủ so với nhu cầu, 100% GV Toán đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ (Trong đó trình độ trên chuẩn đạt 96,0%), kết quả này cho thấy đội ngũ GV toán trong các trƣờng THCS trên địa bàn nghiên cứu với trình độ chuyên môn vững vàng, thuận lợi cho việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn toán. Đặc biệt tỉ lệ GV dạy toán đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp thành phố là 65,3% (Cấp tỉnh đạt 4,2%). Đây là những điều kiện tốt cho việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Đội ngũ GV Toán là những ngƣời trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, có vai trò quyết định đến chất lƣợng dạy học môn Toán. Những năm gần đây, các trƣờng THCS trên địa bàn đã tích cực động viên và tạo điều kiện cho GV tham gia học tập nâng cao trình độ, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp, điều đó có tác động tích cực với việc triển khai thực hiện các hoạt động dạy học.

2.3.2. Thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định về việc thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp THCS nói chung, môn toán của cấp THCS nói riêng, phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn đã chỉ đạo triển khai kế hoạch dạy học môn toán tới các trƣờng THCS trong toàn Thành phố cụ

thể:

- Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.

- Các trƣờng chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn toán theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh đảm bảo các yêu cầu:

+ Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp THCS trong chƣơng trình giáo dục phổ thông;

+ Đảm bảo Khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất toàn tỉnh, có đủ thời lƣợng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ;

+ Kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của mỗi trƣờng phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng và khả năng học tập của học sinh theo tinh thần Hƣớng dẫn số 691/SGDĐT ngày 17/4/2019 của Sở GD&ĐT Bình Định và phải đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng phê duyệt vào đầu năm học.

- Công tác triển khai tại các trƣờng:

+ Tổ chức cho nhóm toán nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn.

+ Căn cứ vào khung chƣơng trình, tổ chức rà soát phân nhóm các kiến thức trong môn toán để đƣa vào các nhóm, (có thể điều chỉnh thứ tự, thời lƣợng, nội dung giảng dạy)

+ Đặt tên các nhóm chủ đề.

+ Xác định số tiết trong chủ đề (số tiết cho phần lý thuyết, luyện tập, thức hành, kiểm tra đánh giá)

+ Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh trong từng chủ đề, từng tiết trong chủ đề.

+ Lập kế hoạch chung cho từng phân môn trong môn toán, trình Tổ/nhóm trƣởng xem xét, báo cáo Ban giám hiệu nhà trƣờng phê duyệt .

phố báo cáo, các trƣờng tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện các giáo viên toán tiến hành dự giờ, trao đổi thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh bổ sung.

- Công tác triển khai tại phòng GD&ĐT:

+ Thành lập tổ thẩm định kế hoạch: gồm các đồng chí giáo viên toán cốt cán.

+ Tổ chức thẩm định, có ý kiến điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch dạy của từng trƣờng.

2.3.3. Kết quả học tập môn toán

Chất lƣợng bộ môn Toán đƣợc đánh giá thông qua kết quả học tập bộ môn, thể hiện trong Phụ lục 4, cho thấy: tất cả các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có kết quả học tập môn toán khá tốt. Đa số các trƣờng đều có kết quả học tập từ trung bình trở lên rất cao, có nhiều trƣờng không có HS đạt loại kém, tỷ lệ HS đat kết quả yếu thấp. Kết quả này phản ánh chất lƣợng dạy học môn Toán trong các trƣờng THCS trên địa bàn Thành phố.

Kết quả học tập bộ môn Toán của HS sẽ đƣợc thể hiện chính xác hơn qua sự yêu thích hay không yêu thích môn Toán của các em. Qua khảo sát về sự yêu thích môn Toán của các em học sinh thông qua phỏng vấn, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7. Kết quả việc học sinh các trƣờng yêu thích môn Toán

STT Tên trƣờng THCS Số HS KS Mức độ đánh giá Rất thích Thích Không thích SL % SL % SL % 1 Nguyễn Huệ 80 47 58,8 32 40,0 1 1,2 2 Quang Trung 150 130 86,7 20 13,3 0 0 3 Tây Sơn 50 40 80,0 9 18,0 1 2,0 4 Nhơn Phú 90 66 73,3 24 26,7 0 0 5 Nhơn Hải 30 07 23,3 23 76,7 0 0 Tổng 400 290 72,5 108 27,0 2 0,5

Số liệu thống kê bảng 2.7 cho thấy: các em học sinh khối 9 của 5 trƣờng THCS đƣợc khảo sát tỉ lệ rất thích và thích môn Toán rất cao (trên 99%), chỉ có 0,5% là các em không thích. Kết quả này phản ánh học sinh trong các trƣờng THCS trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn đa phần yêu thích môn Toán.

2.3.4. Các hình thức và phương pháp Dạy Học môn Toán

Khi giáo viên dạy học Toán là tổ chức quá trình dạy học theo hƣớng kiến tạo, trong đó học sinh đƣợc tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;

Linh hoạt trong việc vận dụng các phƣơng pháp,kĩ thuật dạy học tích cực, kết

hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phƣơng pháp,kĩ thuật dạy

học truyền thống; Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Chính vì lẽ đó, các phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên sử dụng lên lớp rất quan trọng

trong quá trình dạy học. Để có số liệu đánh giá thực trạng thực hiện hình thức

và phƣơng pháp dạy học, qua khảo sát ý kiến CBQL, GV, HS (phụ lục1) về hoạt động này, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện hình thức và phƣơng pháp dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực HS

a) Giáo viên (Phụ lục 1) STT Hình thức và phƣơng pháp dạy học Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 1 Gơi mở - vấn đáp 40 2 0 0

2 Phát hiện và giải quyết vấn đề 40 2 0 0

3 Giảng giải - minh họa 20 22 0 0

4 Luyện tập và thực hành 35 7 0 0

5 Dạy học hợp tác nhóm nhỏ 40 2 0 0

6 Dạy học theo dự án 0 0 27 15

7 Dạy học theo tình huống, đóng

b) Học sinh (Phụ lục 2) STT Hình thức và phƣơng pháp dạy học Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 1 Gơi mở - vấn đáp 334 66 0 0

2 Phát hiện và giải quyết vấn

đề 335 65 0 0

3 Giảng giải - minh họa 254 146 10 0 4 Luyện tập và thực hành 350 50 0 0 5 Dạy học hợp tác nhóm nhỏ 314 86 0 0

6 Dạy học theo dự án 0 0 231 169

7 Dạy học theo tình huống,

đóng vai 0 0 125 275

Kết quả bảng 2.8 cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá các nội dung có liên quan đến thực hiện hình thức và phƣơng pháp dạy học ở mức độ tùy theo theo phƣơng pháp đặc thù của bộ môn Toán. Đặc biệt nội dung thứ 1, 2, 4 và 5 đều rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên, kết quả đó cho thấy, giáo viên sử dụng phƣơng pháp dạy học môn toán theo tính chất đặc thù của bộ môn. Bên cạnh đó nội dung 6 và 7, các ý kiến đều đánh giá thỉnh thoảng và chƣa bao giờ, kết quả cho thấy, giáo viên chƣa thực quan tâm tới các phƣơng pháp dạy học có khả năng tích cực hóa hoạt động học của học sinh, theo hƣớng tiếp cận năng lực HS ngoài các phƣơng pháp đặc thù bộ môn. Vì vậy trong thời gian tới,

CBQL cũng nhƣ giáo viên dạy Toán nên chú trọng hơn các phƣơng pháp dạy học tích cực, đa dạng hơn, phối hợp nhiều hơn các phƣơng pháp để có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)