Phân cấp trong công tác quản lí, chú trọng phát huy vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Phân cấp trong công tác quản lí, chú trọng phát huy vai trò

tổ chuyên môn trong quản lí hoạt động dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Phát huy vai trò quản lí của tổ trƣởng chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, các qui chế, qui định từ cấp tổ, nhóm theo năm học, từng học kỳ, từng tháng; kế hoạch công tác của cá nhân chi tiết theo từng tuần.

- Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ để rút kinh nghiệm các nội dung bồi dƣỡng đã triển khai.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Chỉ đạo tổ trƣởng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch tháng, xây dựng chƣơng trình chi tiết, đảm bảo kế hoạch đƣợc thực hiện và có kết quả cao.

+ Hƣớng dẫn giáo viên lập kế hoạch cá nhân, kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng và quản lí thực hiện tốt qui định về chuyên môn, tiến độ, đánh giá mức độ thực hiện các kế hoạch cá nhân.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng của tổ, nhóm.

+ Đề xuất phân công chuyên môn, khen thƣởng, kỷ luật giáo viên. + Phân công giáo viên và các nhóm bộ môn thực hiện các chuyên đề theo nội dung chƣơng trình, đáp ứng yêu cầu mới về kiến thức và kỹ năng cho học sinh.

- Chỉ đạo tổ trƣởng và giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy tự chọn theo yêu cầu chuẩn KTKN, phù hợp với đối tƣợng học sinh và quản lí kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng phải sàng lọc, lựa chọn đƣợc những ngƣời có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lí, có năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để bổ nhiệm vào vị trí tổ trƣởng chuyên môn. Hàng năm phải rà soát, đào tạo nguồn cán bộ quản lí cấp tổ kế cận.

Xem xét đề xuất của tổ trƣởng, căn cứ kết quả công tác, năng lực để bổ nhiệm chức danh phó tổ trƣởng chuyên môn và phân công nhóm trƣởng chuyên môn (đối với các tổ có nhiều bộ môn) nhằm hoàn thiện bộ máy quản lí cấp tổ.

- Quản lí thực hiện chƣơng trình dạy học: Việc thực hiện đúng chƣơng trình là bắt buộc. Vì vậy tổ trƣởng chuyên môn phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên qua hệ thống sổ theo dõi và thực tế giảng dạy, căn cứ phân phối chƣơng trình đã đƣợc thống nhất và kế hoạch tổ, nhóm, kế hoạch công tác cá nhân đã đƣợc phê duyệt.

- Quản lí việc soạn giáo án: Việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp có một vai trò rất quan trọng đối với chất lƣợng mỗi tiết dạy. Tổ trƣởng

chuyên môn cần triển khai các quy định về soạn giáo án theo nội dung hƣớng dẫn học tập giáo vụ đầu năm (giáo án phải trình bày rõ ràng, phản ánh rõ tiến trình dạy có các hoạt động của thầy và trò, hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, có điều chỉnh bổ sung thƣờng xuyên; giáo án tự chọn phải viết tay, thƣờng xuyên cập nhật, bám sát đối tƣợng theo ban, lớp). Tổ trƣởng thƣờng xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của giáo viên theo từng tuần.

- Quản lí việc thực hiện nền nếp của giáo viên, đôn đốc nhắc nhở thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, thực hiện đúng các nội dung trong kế hoạch chung, kế hoạch cá nhân. Chỉ đạo giáo viên dự giờ và trực tiếp đi dự giờ các giáo viên trong tổ để nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

- Tổ chức, phân công, giám sát giáo viên thực hiện hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi.

- Phân công, chịu trách nhiệm kiểm duyệt đề kiểm tra, đề thi, hƣớng dẫn chấm của các kỳ kiểm tra tập trung (kiểm tra khảo sát đầu năm, giữa học kỳ, học kỳ; thi học sinh giỏi cấp trƣờng).

- Kiểm tra, xác nhận hồ sơ chuyên môn của giáo viên định kỳ theo tháng, tuần (giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổ sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học …), báo cáo kịp thời cho phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn về tình hình, tiến độ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

- Quản lí sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo qui định một tháng hai lần.

- Tổ trƣởng tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện qui chế và các mặt hoạt động, không dung túng cho những việc làm sai, đôn đốc nhắc nhở kịp thời giáo viên, nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên qua các kênh: giáo viên chủ nhiệm, học sinh, Ban thƣờng trực cha mẹ học sinh... và báo cáo

Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn thƣờng xuyên tình hình hoạt động của tổ chuyên môn.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng phải tin tƣởng trao quyền quản lí cho các tổ trƣởng để tổ trƣởng đƣợc quyền đề đạt, giới thiệu phó Tổ trƣởng, nhóm trƣởng; đề xuất phân công giảng dạy; đề xuất hình thức, nội dung các chuyên đề, hội thảo cần thiết…

- Bố trí, tạo điều kiện về CSVC để tổ chuyên môn chủ động cho sinh hoạt, tổ chức hoạt động chuyên môn.

- Tôn trọng kết quả đánh giá chuyên chuyên môn của tổ trong tuyển dụng, xét hết tập sự giáo viên, thi giáo viên giỏi cấp trƣờng và các đề xuất thi đua, khen thƣởng, kỷ luật với giáo viên.

- Đảm bảo quyền lợi cho tổ trƣởng, phó tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn: phụ cấp chức vụ, công tác phí, giảm tiết dạy …

- Nguồn kinh phí hỗ trợ việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo.

- Có sự đoàn kết, hợp tác, thống nhất cao trong thảo luận, hoạt động nghiên cứu giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên phải tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)