Nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 30)

Nội dung của công tác XHHGD về thực chất là việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Để công tác XHHGD đạt hiệu quả cần phải thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

1.4.4.1. Giáo dục hóa xã hội

XHHGD không chỉ khai thác sự đóng góp của các lực lượng xã hội để làm giáo dục, mà còn vận động toàn xã hội tham gia vào việc học tập, việc hưởng thụ lợi ích giáo dục. Đó là quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân, với cộng đồng và đất nước.

Giáo dục hóa xã hội là tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân - trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động - thực hiện học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; làm cho xã hội trở thành một "xã hội học tập" như kết luận tại Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 khoá IX:“Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. [16]

Một khi mọi người trong xã hội đều nỗ lực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, họ sẽ có những động thái tích cực hơn trong việc XHHGD; sẽ biết cách học theo 4 trụ cột của giáo dục từ UNESCO: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Từ đây, dẫn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới trong thời đại toàn cầu hoá.

1.4.4.2. Cộng đồng hóa trách nhiệm

Một trong những nội dung cơ bản của XHHGD là cộng đồng hóa trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục. Thông qua việc lôi cuốn các cá nhân, lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Ngoài ra, làm cho các đối tượng tham gia công tác XHHGD hiểu sâu sắc hơn về sự chung sức, đồng lòng cùng chăm lo thế hệ trẻ, không phó mặc, không khoán trắng cho ngành giáo dục về sự nghiệp "trồng người".

Thời đại toàn cầu hoá hiện nay đang hướng tới nền giáo dục mở để học sinh có nhiều trải nghiệm qua đó có thể phát triển phẩm chất và năng lực. Nhà trường cần tạo cho các em nhiều không gian học tập gắn với thực tiễn cuộc sống và những sân chơi bổ ích, như: các hoạt động ngoại khoá, thể dục - thể thao, văn hoá – văn nghệ, cắm trại; các chuyến thăm công ty, nhà máy, mô hình sản xuất, nông trại… Bên cạnh, công tác giáo dục đang và sẽ còn những thách thức phải đối mặt, như: xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng; bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội…

Mặt khác, cộng đồng hóa trách nhiệm là thường xuyên vận động mọi người, mọi ngành, mọi giới luôn quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ, biết phối hợp chặt chẽ 3 lực lượng giáo dục: Nhà trựờng - gia đình - xã hội, trong đó giáo dục gia đình là nền tảng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh, thống nhất để những tác động đó bổ trợ cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Đồng thời qua đó đề xuất, kiến nghị để có những cải cách, chính sách phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.4.4.3. Đa dạng hóa loại hình đào tạo

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì việc đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường, phát triển quy mô giáo dục là một yêu cầu tất

yếu. Xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới là tiến tới nền kinh tế tri thức, vì thế mà việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo cùng với việc tạo ra một phong trào học tập sẽ làm cho cộng đồng gắn bó, chăm lo cho giáo dục và giáo dục vì lợi ích của cộng đồng. Một trong 21 điểm của chiến lược giáo dục của UNESCO cho thế kỷ XXI là giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Và trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 đã nhấn mạnh giải pháp: “...đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân ” [8].

Từ tình hình thực tiễn đó, Bộ GD&ĐT có chủ trương tiếp tục duy trì ổn định hệ thống giáo dục chính quy đồng thời phát triển các loại hình giáo dục không chính quy, xây dựng hệ thống trường lớp dân lập, tư thục...Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, doanh nghiệp mà có các hình thức phát triển trường lớp thích hợp, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường công với trường dân lập, tư thục...

Như vậy, các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục bán công, dân lập và tư thục từ mầm non đến đại học bên cạnh các cơ sở giáo dục chính quy của Nhà nước làm nòng cốt. Sự đa dạng hoá các loại hình đào tạo này có ý nghĩa rất to lớn, một mặt nó tập trung mọi nguồn lực trong xã hội, mặt khác các bậc cha mẹ học sinh có thể lựa chọn các loại hình trường học, lớp học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình khi quan tâm đến con em họ. Ngoài ra, nội dung này còn góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục, làm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước, nâng cao ý thức học tập và trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục trong toàn dân. Hay nói cách khác, việc các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo góp phần làm cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời là một trong những nội dung quan trọng của XHHGD.

1.4.4.4. Đa phương hóa nguồn lực đầu tư

Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước chi ngân sách cho giáo dục vẫn ổn định ở mức khá cao, không hề thuyên giảm (khoảng 20% tổng chi ngân sách Nhà nước, trong đó phần lớn được dùng để chi trả lương cho giáo viên, chiếm xấp xỉ 80%), nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu chính đáng. Các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhiều nguồn lực khác nhau để xây dựng trường, lớp, tăng cường trang thiết bị giáo dục cho nhà trường; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh thua thiệt trong cuộc sống, con em gia đình chính sách; phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi... Điều đáng lưu ý là, các nguồn lực từ sự đóng góp này cần được quản lý khoa học; cân đối một cách hợp lý, có mục đích rõ ràng; sử dụng thiết thực, có hiệu quả; báo cáo công khai, minh bạch…có như vậy thì việc thực hiện nội dung này mới đi đúng quỹ đạo, đảm bảo ý nghĩa XHHGD.

1.4.4.5. Thể chế hóa

Bản chất chính trị của nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý của Nhà nước mà trái lại vai trò quản lý, giám sát, điều hành của Nhà nước luôn tăng cường thông qua các văn bản pháp quy. Muốn phong trào ổn định và phát triển thì việc cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, qui định mang tính xã hội, các quy ước, cam kết thỏa thuận... đều là những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc điều hành ở mỗi địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục. Việc thể chế hóa sẽ còn góp phần hạn chế những khuyết điểm, sai lầm trong quá trình thực hiện XHHGD một số nơi vẫn đang diễn ra như: tình trạng lạm thu, huy động tiêu cực, sử dụng sai nguồn tài chính của dân đóng góp, từ đó làm cho uy tín nhà trường giảm sút, nhân dân mất niềm tin vào mục đích ý nghĩa của XHHGD.

Mặt khác, XHHGD là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Muốn thực hiện quản lý Nhà nước thì nó phải được thể chế hóa, tức là làm cho sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục được thực hiện theo những qui định, luật lệ, phép tắc, chế định... ổn định, mang tính pháp lý, có chính sách, chế độ rõ ràng dân chủ và công bằng. Mọi cá nhân, tập thể, tổ chức đều được tham gia vào các quy định, cam kết, giám sát quá trình thực hiện và đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp cho giáo dục một cách bình đẳng, làm cho sự tham gia đó có nền nếp, đồng bộ, ổn định và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5. QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.5.1. Mục tiêu quản lý công tác XHHGD ở trường THCS

Mục tiêu của quản lý công tác XHHGD ở trường THCS là kết quả của nhiều yếu tố hay quá trình bộ phận. Song, nhìn chung nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch, nội dung theo đúng thời gian qui định, đạt hiệu quả cao.

Mục tiêu hướng tới bao gồm:

- Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong cộng đồng trường THCS theo nhiều hình thức; vận động học tập suốt đời để phát triển, làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn; làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập.

- Vận động toàn xã hội chăm lo cho thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục THCS lành mạnh và tích cực, phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng hóa trách nhiệm với các tổ chức đoàn thể với sự nghiệp phát triển của nhà trường THCS.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân vào quá trình giáo dục của nhà trường, tạo ra sự đồng thuận về nhận thức, tư tưởng và hành động của từng gia đình, cộng đồng dân cư; các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ ở lứa tuổi THCS.

1.5.2. Chu trình quản lý công tác XHHGD ở trường THCS

QLGD trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường, xã hội luôn tác động đến sự phát triển của giáo dục mà yếu tố tác động trực tiếp là đáp ứng yêu cầu luôn luôn phát triển của cộng đồng - xã hội: Trong QLGD theo tiếp cận vận dụng tư tưởng XHH này xác lập vai trò quan trọng của cộng đồng xã

hội trong việc xây dựng và phát triển giáo dục nói chung, phát triển nhà trường nói riêng trở thành một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển của giáo dục.

Ở trường học nói chung và trường THCS nói riêng, chủ thể quản lý công tác XHHGD chính là Hiệu trưởng. Với chức năng của mình, người hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ chu trình quản lý theo mô hình POLCI (Planning, Orgnization, Leading, Controlling, Information), bao gồm Kế – Tổ – Đạo – Kiểm – Tin, đó là: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, đánh giá; thông tin công tác XHHGD. Cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch phù hợp: Trên cơ sở những chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; căn cứ vào điều kiện thực tế để cụ thể hoá trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và XHHGD ở từng địa phương, đơn vị với các biện pháp khả thi.

- Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hoá giáo dục: Thành lập bộ máy điều hành công tác XHHGD, phối hợp các lực lượng xã hội làm công tác giáo dục. Phân công, phân nhiệm các mục tiêu nhiệm vụ đề ra ứng với các tổ chức, con người cụ thể; phát hiện và tổ chức huy động được các nguồn lực đồng thời phân phối các nguồn lực hợp pháp, chính đáng, hiệu quả.

- Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối: Chỉ đạo mọi thành viên trong đơn vị thực hiện các công việc đề ra về XHHGD. Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp nhàng.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD: Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quản lý quan trọng. Vì vậy, hoạt động XHHGD sau khi triển khai thực hiện cần được tổng kết, đánh giá, kiểm tra theo định kỳ. Nhân rộng những mô hình tốt thông qua khen thưởng động viên, bên cạnh kịp thời khắc phục những sai sót, vướng mắc.

truyền tải) thông tin đúng đắn, kịp thời, có chọn lọc sẽ giúp cho hiệu trưởng nhà trường đề ra các yêu cầu phù hợp với mục tiêu phát triển và năng lực thực tế của nhà trường, phục vụ cho công tác cải tiến xã hội hoá giáo dục.

Bên cạnh đó, theo cách tiếp cận về 5 nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục đã thể hiện ở trên, người hiệu trưởng cần phải quan tâm các nội dung quản lý sau:

1.5.3. Nội dung quản lý công tác XHHGD ở trường THCS

1.5.3.1. Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng nhà trường

- Công tác XHHGD thực chất là nội dung huy động các lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng nhà trường ở các khía cạnh: Hoàn thiện dần cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục; phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội hợp lý, mở rộng khả năng đóng góp các nguồn lực của xã hội cho giáo dục; Đảm bảo môi trường giáo dục, đóng góp xây dựng chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường...

- Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, trong quá trình tổ chức xây dựng nhà trường vững mạnh, cần phải huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD. Có 6 nhóm đối tượng tham gia công tác XHHGD như sau:

- Đảng, chính quyền các cấp: Đây là lực lượng quan trọng lãnh đạo chỉ đạo và quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và tạo cơ chế để thực hiện công tác XHHGD ở địa phương. Khoản 5, Điều 105 Luật giáo dục 2019 nêu rõ:“ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn; Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý; Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng

cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương…”. [40]

- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xã hội như y tế, công an, quân sự, ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, mặt trận Tổ Quốc, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, Hội nông dân, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức từ thiện có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục thế hệ trẻ.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Đây là lực lượng hỗ trợ quan trọng, tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất.

- Bản thân ngành giáo dục cũng được xem là đối tượng cơ bản để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)