Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XHHGD ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44)

Quản lý công tác XHHGD là quản lý những hoạt động giữa các chủ thể Nhà trường – Gia đình – Xã hội, có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đạt mục tiêu chung. Để quản lý công tác này đạt kết quả tốt, cần đảm bảo các yếu tố sau:

1.5.4.1. Các yếu tố khách quan

- Nhận thức của xã hội:

Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vì thế muốn thực hiện công tác XHHGD ở trường THCS đạt kết quả tốt, trước hết phải có sự nhận thức đúng đắn và đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính qụyền địa phương và cộng đồng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt các Nghị quyết của Đảng về thực hiện công tác XHHGD. Trên cơ sở đó, triển khai rộng khắp trong các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, quần chúng nhân dân, làm cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGD; xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào quá trình thực hiện công tác XHHGD tại địa phương.

Ngành GD là cơ quan chuyên môn tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch XHHGD sát với tình hình giáo dục của địa phương, thành lập Hội đồng giáo dục cấp xã và tổ chức các hoạt động có hiệu quả (huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng hóa các loại hình để phát triển quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục,...) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh, của cộng đồng về công tác XHHGD là rất quan trọng. Điều đó giúp họ tự nguyện, có niềm tin,

hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội, có thêm động lực khi tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Như thế, chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

- Về chính trị - xã hội:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tính chính trị thể hiện rất rõ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa và đặc biệt là giáo dục. Giáo dục không chỉ là công cụ, đặc quyền cho lợi ích giai cấp mà ngày càng trở thành quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, thành sức mạnh của mọi cá nhân, của dân tộc và của đất nước. Giáo dục thể hiện quyền dân chủ, bình đẳng và cơ hội được học tập, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, dân tộc,.... Giáo dục vừa duy trì, khẳng định được giá trị truyền thống của dân tộc mình, vừa hiện đại hóa, quốc tế hóa, hòa nhập với nền văn minh của nhân loại.

Xu thế giáo dục thế giới hiện nay đang hướng đến xây dựng một xã hội học tập. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đang có những chủ trương, chính sách cụ thể về công tác XHHGD thông qua các chỉ thị, nghị quyết về công tác XHHGD, đồng thời có kế hoạch tổ chức triển khai, quán triệt trong nội bộ Đảng, trong các tổ chức chính trị... Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, là cơ sở để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp GD. Chú trọng xây dựng thiết chế quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

Với quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân, thực hiện tốt công tác XHHGD trên cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, là động lực thúc đẩy giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Yếu tố kinh tế, đời sống vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và tinh thần, đồng thời nó tác động trở lại giáo dục. Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi tạo nguồn lực đầu tư cho giáo dục phát triển. Khi một địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu XHHGD.

Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến điều kiện để phát triển giáo dục. Đời sống văn hóa phong phú góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển. Môi trường sống có văn hóa, văn minh, hiện đại là điều kiện quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội tốt còn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tham gia nghiên cứu, học tập; đồng thời tham gia vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.

- Tuyền thống hiếu học:

Chúng ta từng nghe đến những mỹ từ như “địa linh nhân kiệt”, “đất học” hay “dòng dõi”… Do vậy, những địa phương, gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học sẽ tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cộng đồng. Những gương sáng của các thế hệ cha anh sẽ tiếp nối tác động đến ý thức, tạo niềm tin để thế hệ sau khát vọng và nỗ lực vươn xa. Đây là điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các địa phương nhân rộng mô hình làm dấy lên phong trào học tập trong cộng đồng, góp phần phát triển giáo dục của địa phương.

1.5.4.2. Các yếu tố chủ quan

Giáo dục là hoạt động xã hội, do toàn xã hội chăm lo và phát triển. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, do sự phân công lao động, sự chuyên môn hóa đã sinh ra hệ thống giáo dục và nhà trường. Nhà trường trở thành một hình thức, thiết chế giáo dục mang tính tổ chức cao. Nhà trường là nơi con người

bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình mình, được dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng gia đình. Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tính đa dạng xã hội ở nhà trường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của trẻ trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hoá ở gia đình. Thông qua tương tác với các thành viên khác, trẻ nhận biết thêm được những khía cạnh của chủng tộc, giới tính, vùng miền...Nhà trường hoạt động theo chương trình, kế hoạch, có đội ngũ những nhà chuyên môn được đào tạo một cách hệ thống, có những phương tiện chuyên môn (cơ sở trường, lớp, trang thiết bị ...) để chuyển tải nội dung bằng những phương pháp khoa học, hợp lý, nhằm thực hiện một hệ thống những mục tiêu, mục đích giáo dục xác định. Như vậy, vai trò, trách nhiệm của nhà trường là rất lớn trong cả quá trình giáo dục, đặc biệt là công tác XHHGD.

- Năng lực của cán bộ quản lý trong công tác XHHGD:

Ngành giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác XHHGD. Nếu năng lực của CBQL tốt thì các hoạt động XHHGD sẽ lan tỏa đến đội ngũ nhà giáo, nhân viên, học sinh và các thành viên trong cộng đồng. Ngược lại, khi CBQL chưa nhận thức đúng đắn về công tác XHHGD thì công tác tham mưu cho chính quyền địa phương sẽ hạn chế, dẫn đến hiệu quả công tác XHHGD thấp, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường và của ngành giáo dục. Vì vậy, đội ngũ CBQL trước hết phải có những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, nội dung, nguyên tắc của công tác XHHGD để kịp thời tham mưu và tổ chức các hoạt động XHHGD trong nhà trường phù hợp và đạt hiệu quả.

Nhận thức của CBQL được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch cho công tác XHHGD, thành lập các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, phân công trách nhiệm cho các thành viên, tổ chức hoạt động, kiểm tra đôn đốc,...

Khi đó, công tác XHHGD của nhà trường sẽ được xã hội đồng thuận cao, hiệu quả hoạt động, tương tác của XHHGD mang lại nhiều bổ ích, thiết thực.

- Nhận thức và năng lực của giáo viên, nhân viên đối với công tác XHHGD

Trong các nguồn lực nội tại thì nhân lực đóng vai trò quyết định để hoàn thành một mục tiêu nào đó. Giáo viên, nhân viên trong nhà trường là những thành viên tích cực, trực tiếp tham gia các hoạt động của công tác XHHGD. Giáo viên, nhân viên là cầu nối giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Thông qua hoạt động chuyên môn trên lớp, mối gắn kết của giáo viên và cha mẹ học sinh càng chặt chẽ hơn trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, để công tác XHHGD có hiệu quả cao, việc nâng cao nhận thức về XHHGD cho giáo viên, nhân viên cần được chú trọng liên tục. Ngoài ra, nhà trường phải thường xuyên đánh giá, phát hiện gương tốt để nhân rộng, động viên, khen thưởng kịp thời để họ tham gia đóng góp bằng tất cả sức lực và trí tuệ vào các hoạt động XHHGD của đơn vị. Có như thế, công tác XHHGD sẽ được duy trì tích cực và hiệu quả bền vững.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng công tác XHHGD là một nội dung hoạt động quan trọng trong các trường học, là vấn đề được xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đặc biệt quan tâm. Thực hiện XHHGD đảm bảo cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, nhằm mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của mọi LLXH cùng tham gia giáo dục, dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong quản lý giáo dục, nếu thực hiện tốt công tác XHH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, góp phần thực hiện sứ mệnh của nhà trường.

cho nhà QLGD thực hiện công tác XHH, cụ thể như sau: Làm tường minh các khái niệm được sử dụng nghiên cứu trong đề tài; khẳng định cơ sở pháp lý của công tác XHHGD; xác định mục tiêu XHHGD; làm rõ các nguyên tắc XHHGD, nội dung công tác XHHGD; những nội dung quản lý công tác XHHGD của Hiệu trưởng trường THCS; một số yếu tổ ảnh hưởng đến công tác XHHGD mà người hiệu trưởng phải quan tâm để đảm bảo công tác quản lý XHHGD thành công.

Việc thực hiện XHHGD phải dựa trên hành lang pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật và chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; nền giáo dục đặt trên các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng. Chủ trương XHHGD được thể hiện rất rõ nét trong các chế định, trong đó nhấn mạnh ngành giáo dục phải giữ vị trí hạt nhân. Do đó, để thực hiện tốt công tác XHHGD, nhà QLGD phải biết rõ vai trò, vị trí của mình trong công tác này, phải xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, nắm vững các nội dung, nguyên tắc khi thực hiện. Đây chính là cơ sở để đề ra các biện pháp của đề tài.

Kết quả nghiên cứu về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS cùng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, đã xác lập cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và lượng hóa các chỉ số của các biện pháp thực hiện. Đó là nội dung sẽ được giải quyết tiếp tục ở chương 2 và 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở trường THCS hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng nhận thức về sự cần thiết, tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung của công tác XHHGD ở trường THCS; mức độ tham gia, tình hình hoạt động công tác XHHGD của các lực lượng xã hội; quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác XHHGD tại 08 trường THCS

(có 02 trường Tiểu học và THCS, được gọi chung là trường THCS) thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là: Trường THCS Đề Thám, Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Trường THCS Lê Hồng Phong, Trường THCS Trưng Vương, Trường THCS Mai Xuân Thưởng, Trường THCS Nguyễn Du; Trường Tiểu học và THCS Võ Nguyên Giáp, Trường Tiểu học và THCS Đỗ Trạc.

Đối tượng khảo sát là 220 người, gồm lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh của 08 trường THCS và cán bộ của 11 xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Trong đó:

- Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo: 04 người (gồm: 02 lãnh đạo phòng, 02 chuyên viên).

- Cán bộ quản lý: 21 người (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của 08 trường khảo sát).

- Giáo viên đang giảng dạy tại các trường THCS: 80 người (Khảo sát ở 08 trường, mỗi trường 10 người).

- Phụ huynh: 60 người (Đại diện phụ huynh ở 3 trường đại diện cho 3 vùng dân cư, mỗi trường 20 người).

- Cán bộ xã, phường: 55 người (Khảo sát 11 xã, phường, mỗi xã 05 người gồm Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội khuyến học).

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, đề tài sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

* Các phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Chúng tôi nghiên cứu phân tích các báo cáo, kế hoạch các trường THCS đã xây dựng trong đó chú trọng đến nội dung XHHGD; các văn bản các cấp đã ban hành đối chiếu với khung lý luận đã xây dựng ở chương 1 để làm cơ sở đánh giá thực trạng.

* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Dùng các phiếu điều tra lấy ý kiến 220 đối tượng liên quan đến công tác XHHGD.

* Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng số liệu điều tra, tính toán kết quả từ các ý kiến khảo sát theo phiếu nhằm lượng hóa các thông tin, làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây

dựng các biện pháp của đề tài. Ngoài việc tính tỷ lệ phần trăm, chúng tôi còn lập thang đo theo quy ước để tính điểm như sau.

- Thang đo: Các phiếu cho bằng điểm, mỗi ý được đánh giá từ 1 đến 4 điểm và được quy ước:

. 1 điểm: Không tham gia/ Không thực hiện . 2 điểm: Chưa tích cực/ Chưa tốt

. 3 điểm: Tích cực/ Tốt

. 4 điểm: Rất tích cực/ Rất tốt

- Tính điểm: Tính tổng điểm của từng ý rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình Xi của ý đó. Tính trung bình cộng của các Xi thì thu được trị số trung bình X .

- Chuẩn đánh giá:

.Trị số trung bình XiX từ 1,0 đến 1,74: mức độ Không tham gia/Chưa đạt . Trị số trung bình XiX từ 1,75 đến 2,5: mức độ Chưa tích cực/ Chưa tốt . Trị số trung bình XiX từ 2,6 đến 3,25: mức độ Tích cực/ Tốt

. Trị số trung bình XiX từ 3,26 đến 4,0: mức độ Rất tích cực/ Rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44)