Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 101 - 105)

công tác XHHGD ở trường THCS

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Qua kết quả khảo sát thực trạng, thấy rằng có nhiều đơn vị đã vận dụng sáng tạo các văn bản hướng dẫn về công tác XHHGD đưa lại những kết quả tốt đẹp. Trong khi, một vài đơn vị chưa nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn để xây dựng kế hoạch, nên khi tổ chức thực hiện đã vướng phải những khó khăn nhất định, dẫn tới hiệu quả mang lại không cao, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Để tận dụng sức mạnh của cơ chế, chính sách cho công tác XHHGD; mặt khác, thông qua đó để rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách và các chế định của Nhà nước cho hoạt động này.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- XHH là xu thế tất yếu hiện nay của ngành giáo dục. Vì vậy để đạt được mục tiêu, định hướng XHHGD của Đảng và Nhà nước đề ra, hiệu trưởng và các nhà QLGD cần tích cực tham mưu để Nhà nước ban hành cơ chế chính sách phù hợp cho các hoạt động XHHGD ở nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của GD & ĐT.

- Hiệu trưởng tham mưu các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác triển khai chỉ đạo việc thực hiện công tác XHHGD ở địa phương; việc thu thập các thông tin phản ánh của nhân dân về các hoạt động XHHGD; kiểm tra đánh giá kịp thời để đề cao những việc làm tốt, những giải pháp hay, hạn chế những tiêu cực xảy ra, kịp thời uốn nắn, sửa chữa khi sai lầm, lệch hướng.

- Để hoàn thiện cơ chế quản lý, hiệu trưởng cần tiến hành rà soát lại các quy định, để đề xuất các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung; thực hiện tự chủ quản lý; đề xuất các quy định về tự thu - chi, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả; các quy định về bổ sung sửa đổi, quy định về học phí, thu các khoản đóng góp tự nguyện... để làm hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng kinh phí tại các trường THCS.

- Hiệu trưởng tiến hành thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc. Hiện nay, đội ngũ nhân viên kế toán ở một vài trường THCS trên địa bàn vẫn còn lúng túng về chuyên môn dẫn đến những sai sót đáng tiếc, vi phạm nguyên tắc thu chi làm giảm uy tín của nhà trường và của ngành GD. Hiệu trưởng cần chú trọng hơn nữa trong công tác tham mưu để kế toán được bồi dưỡng sâu hơn trong việc QL quỹ XHHGD có hiệu quả mà không vi phạm pháp luật.

- Với chức năng quản lý của mình, hiệu tưởng cần đề xuất lên các cấp quản lý kiện toàn bộ máy tham mưu; cũng cố hội đồng giáo dục cấp xã, đảm

bảo hoạt động thực chất, chống bệnh hình thức, hoạt động chiếu lệ.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của cấp trên và tham mưu của các ngành chức năng, trước hết là của ngành giáo dục, HĐND và UBND ban hành hệ thống văn bản pháp quy như quy chế, quy định, các chính sách khuyến khích động viên các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD của nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Ngành giáo dục và đào tạo làm nòng cốt trong công tác XHHGD, vì vậy hiệu trưởng cần làm tốt công tác tuyên truyền, để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mọi ban ngành ban hành các Nghị quyết, quyết định, các đề án, các kế hoạch…, làm cơ sở pháp lý cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân tham gia thực hiện XHHGD của nhà trường.

- Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về tài chính liên quan đến XHHGD, hiệu trưởng cần bàn bạc, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân về những tồn tại, khó khăn khi triển khai ở cơ sở để tham mưu các cấp quản lý nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh. Trong phạm vi giới hạn cho phép, hiệu trưởng cần linh hoạt thực hiện các chính sách, quy định phù hợp với tình hình địa phương, tránh rập khuôn, máy móc làm giảm hiệu quả, gây áp lực cho các lực lượng xã hội tham gia.

- Thông tin, báo cáo các cấp quản lý về những ưu điểm, tồn tại của các chế độ chính sách XHHGD trong quá trình triển khai thực hiện ở trường, đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Các biện pháp vừa được trình bày là để thực hiện tốt nội dung quản lý công tác XHHGD ở trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Các giải pháp này nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại, khó khăn trong quản

lý công tác XHHGD ở các trường THCS với nét đặc trưng của một thị xã có truyền thống hiếu học, giàu bản sắc văn hoá và tiềm năng kinh tế .

Năm biện pháp được đề ra ở trên luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng trường THCS cần hết sức lưu ý để tăng tính cộng hưởng và giảm thiểu sự ảnh hưởng, để các hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao.Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biện pháp qua sơ đồ sau:

(BP1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm

quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

(BP2) Đổi mới công tác QL theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý (BP3) Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng

(BP4) Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng

xã hội tham gia XHHGD

(BP5) Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công

tác XHHGD ở trường THCS

- Biện pháp (1) “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD”.

Đây được xem là biện pháp cơ sở, là biện pháp thể hiện tính chủ đạo, chi phối các biện pháp khác. Vì mỗi khi có nhận thức tốt và đúng mới có hành động đúng và khi thực hiện đúng nó sẽ góp phần nâng cao nhận thức:

- Biện pháp (2) và (3) “Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý” và “Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng”.

Hai biện pháp này có tính chất quyết định sự thành công của công tác XHHGD của nhà trường:

- Biện pháp (4) và (5) “Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD” và “Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS”: Là các biện pháp mang tính hỗ trợ tích cực cho các biện pháp trên, giúp hiệu trưởng các trường THCS thực hiện tốt công tác XHHGD ở đơn vị mình.

Tóm lại: Năm biện pháp trên khi được thực hiện đồng bộ, hài hòa, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Hy vọng với năm biện pháp được đề xuất trong quản lý công tác XHHGD trường THCS sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 101 - 105)