Tình hình giáo dụcvà đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 54 - 63)

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã An Khê đã có những bước phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT là một trong những yếu tố được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm hàng đầu. Chủ trương XHHGD được các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực và thiện chí. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của Thị xã có những bước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, chất lượng ở tất cả các mặt giáo dục từng bước được nâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất cả các vùng, đặc biệt là các xã vùng khó khăn (có các làng dân tộc thiểu số).

(Số liệu từ “Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ”)

- Quy mô phát triển giáo dục và đào tạo

Quy mô giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, khoảng cách hưởng thụ giáo dục giữa các vùng trong thị xã ngày càng được rút ngắn. Các

loại hình trường lớp tương đối đầy đủ, hình thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng, lan tỏa đến các xã –kể cả hai xã có làng dân tộc thiểu số, tạo cho mọi người có cơ hội học tập và học tập suốt đời.

Năm học 2019-2020, toàn Thị xã có 28 trường, 436 lớp, 14.601 học sinh. Chia ra như sau:

+ Mầm non: Có 09 trường; 66 lớp, 1.881 học sinh. Cộng thêm 04 trường mầm non tư thục với 65 nhóm lớp, với 995 trẻ.

+ Tiểu học: Có 07 trường; 206 lớp, 6.688 học sinh. + THCS: có 08 trường; 133 lớp, 5.037 học sinh.

(Gồm 06 trường THCS và 02 trường Tiểu học và THCS)

Ngoài ra còn có 04 trường THPT. Có 01 trường THPT Dân tộc nội trú Toàn thị xã đã thành lập 11 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường; đạt tỷ lệ 100%. Các trung tâm học tập cộng đồng đã phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục, từng bước góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong vùng. Hàng năm đã phối hợp với các ngành, các trường dạy nghề, các dự án đầu tư phát triển nông thôn, vùng dân tộc thiểu số để tổ chức cho hang nghìn lượt người dân tham gia học tập các chuyên đề về nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển sản xuất, phòng chống bệnh tật, tệ nạn xã hội…; vì vậy trình độ nhận thức của nhân dân ngày một nâng cao.

Thị xã có phân hiệu của Trường Cao đẳng nghề tỉnh Gia Lai. Cơ sở này đã mở các lớp bổ túc văn hóa bậc THPT cho cán bộ địa phương và con em người dân không có điều kiện học hệ chính quy. Hằng năm Cơ sở này cũng tổ

chức dạy nghề cho hàng trăm lao động của địa phương. Ngoài ra còn liên kết với các trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức học ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, nhân dân; liên kết với các trường Đại học mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các lớp học tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu công việc của cán bộ, nhân dân.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tính đến năm học 2019-2020 toàn thị xã có 752 cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên (trong đó biên chế: 690 người; hợp đồng: 62 người).

+ Bậc học Mầm non: Có 122 người. + Bậc học Tiểu học: Có 316 người.

+ Bậc học Trung học cơ sở: Có 314 người.

Trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT thị xã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo theo chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo của CBQL và giáo viên ở các cấp học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Có 100% giáo viên đạt chuẩn; 74% giáo viên có trình độ trên chuẩn. (Số liệu tính trước khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020)

Chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, đảm bảo dạy đủ các khối lớp, các bộ môn. Hằng năm tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp đều đạt thành tích cao – năm học 2019-2020 đạt cao nhất Tỉnh.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ ở các bậc học, cấp học. Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi đạt kế hoạch. Thị xã có 11/11 xã phường được công nhận đạt phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Tỷ lệ đạt phổ cập giáo dục, xóa mù đạt 100%.

Giáo dục mũi nhọn – đặc biệt ở bậc THCS – được phòng GD&ĐT An Khê chú trọng và đạt kết quả khá cao. Học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh đạt các giải cao; các đội học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh thường đứng trong tốp nhất - nhì toàn Tỉnh.

Chất lượng giáo dục dân tộc rất được quan tâm. Hai xã có tổng cộng ba làng dân tộc, đã được xây dựng một điểm trường chung, đồng thời tổ chức dạy tiếng Banar tại trườn. Học sinh người đồng bào sinh dân tộc thiểu số được tạo điều kiện học tập ở hai trường THCS, số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã theo học THPT và học nghề tăng hơn nhiều so với những năm trước đây.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học

Nhìn chung, CSVC ngày càng được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn trong đó nguồn từ các dự án, mục tiêu quốc gia. Các nguồn đầu tư trước hết tính đến đảm bảo tối thiểu phục vụ dạy học cho các trường, tiếp đến đầu tư cho các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường chất lượng trọng điểm của thị xã: Tính đến năm 2020, số trường đạt chuẩn quốc gia là 08/08 trường, tỷ lệ 100% , cao nhất Tỉnh.

Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT thị xã luôn quan tâm đầu tư thêm về CSVC, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo; đầu tư phòng học ngoại ngữ phục vụ cho đề án ngoại ngữ quốc gia 2008 - 2020. Các phòng học bộ môn, phòng chức năng, nhà hiệu bộ, các trang thiết bị ngày càng hiện đại phục vụ cho đổi mới giáo dục. Đầu tư xây dựng nhà ở cho giáo viên, học sinh nội trú, bán trú tại các xã vùng sâu, vùng xa, vì thế đã từng bước giảm bớt khó khăn cho giáo viên và học sinh các trường ở vùng này, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc.

-Tài chính đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Ngân sách đầu tư cho giáo dục trong những năm qua duy trì ở mức khá cao.“Giai đoạn 2016 – 2019, tổng chi ngân sách nhà nước đầu tư cho

GD&ĐT là 448,501 tỷ đồng - đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị…và xây dựng trường chuẩn quốc gia” [8, tr.17].

- Công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Công tác quản lý của ngành GD&ĐT ngày càng đi vào nền nếp, khoa học và đảm bảo đúng nguyên tắc, theo hướng tăng cường tính tính tự chủ và phát huy tính dân chủ của cơ sở. Việc phân công, phân cấp trong quản lý, công tác kiểm tra, giám sát trong trường học và công tác thi đua - khen thưởng có nhiều cải tiến theo quy trình, tiêu chí, nguyên tắc và bám sát các tiêu chí, quy trình để thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động XHHGD và quản lý công tác XHHGD nói chung, có nhiều chuyển biến tích cực, huy động nhiều nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm qua tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo và đề án về XHHGD, có thể kể đến Quyết định số: 43/QĐ- UBND tỉnh Gia Lai ngày 07/10/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai v/v Ban hành Quy định ưu đãi đối với các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ đó đã tạo được hànhlang pháp lý trong việc thực hiện công tác XHHGD ở tỉnh. Bên cạnh đó thị xã An Khê cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn, kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức đơn vị cùng chung tay phát triển giáo dục. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã An Khê lần thứ XVI, Nhiệm kỳ 2015-2020, trong mục tiêu về công tác GD&ĐT nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% số trường đạt chuẩn quốc gia, có trên 70% nhà giáo có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng trường tư thục có chất lượng cao phục vụ nhân dân” [9, tr.59].

Qua thực tiễn cho thấy, việc triển khai công tác XHHGD ở các trường THCS đã giúp phần lớn cán bộ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tầm quan trọng của XHHGD trong sự phát triển của nhà trường. Qua đó cũng nâng cao trình độ dân trí, kéo theo việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tốt hơn.

Trong những năm gần đây, số học sinh THCS tăng nhanh, bình quân tăng 4%/năm. Hàng năm, tỉ lệ thu hút HS sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6 luôn đạt trên 99%. Số liệu giáo dục THCS trong 03 năm học gần đây được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường Trung học cơ sở

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Tăng, giảm

2017-2018 8 125 4982 Tăng 2 lớp với 81HS

2018-2019 8 125 5011 Tăng 0 lớp với 29 HS

2019-2020 8 127 5062 Tăng 2 lớp với 51 HS

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng không ngừng tăng lên số lượng và chất lượng; cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, đa số có tay nghề vững đáp ứng cơ bản các yêu cầu giảng dạy, đổi mới giáo dục.

Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trường THCS năm học 2019 - 2020. Số TT Trường Số lớp Số HS

CBQL Giáo viên Nhân viên

Biên chế thừa(+), thiếu(-) Biên chế thừa(+), thiếu(-) Biên chế thừa(+), thiếu(-) 1 THCS Đề Thám 30 1172 3 0 54 -3 4 0 2 THCS Lê Hồng Phong 19 860 3 0 39 3 4 0

3 THCS Mai Xuân Thưởng 8 350 2 0 19 4 4 0

4 THCS Nguyễn Du 16 609 3 1 29 -1 4 0

5 THCS Nguyễn Viết Xuân 18 693 2 0 37 3 4 0

6 THCS Trưng Vương 19 727 2 0 39 3 4 0 7 TH &THCS Đỗ Trạc 8 295 2 0 17 1 3 -1 8 TH&THCS Võ Nguyên Giáp 9 356 1 -1 18 1 4 0 Cộng 127 5062 28 0 252 11 31 -1

Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã An Khê

Với sự đầu tư của nhà nước, sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương không chỉ trong xây dựng cơ sở vật chất mà còn cùng với nhà trường chung tay vào nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động của nhà trường với cộng đồng. Những tác động đó đã từng bước nâng dần chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường. Chất lượng đại trà ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm trung bình đạt xấp xỉ 99%. Giáo dục mũi nhọn bậc THCS được phòng GD&ĐT An Khê đặc biệt chú trọng và đạt kết quả khá cao. Nhiều năm liền xếp nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.

Bảng 2.3. Thống kê số lượng học sinh THCS đạt giải trong các kỳ thi học sinhgiỏi cấp thị xã, cấp tỉnh Năm học Giải HSG cấp thị xã Giải HSG cấp tỉnh TS giải Giải Nhất Giải nhì Giải ba Giải KK TS giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK 2017-2018 92 11 25 25 31 58 3 5 19 31 2018-2019 102 14 29 26 33 56 3 7 21 25 2019-2020 105 10 37 21 37 67 7 7 23 30

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019- 2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Trong việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS, các nguồn lực đầu tư đã được huy động, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và địa phương, góp phần vào phát triển nhà trường nhất vì thế cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn. Trong 3 năm gần đây, tổng vốn đầu tư cho giáo dục THCS được duy trì ổn định, phục vụ tầng hoá trường học, bổ sung các phòng chức năng, xây dựng nhà đa năng nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục các trường, số liệu tổng hợp ở bảng dưới đây.

Bảng 2.4. Ngân sách chi cho Giáo dục THCS qua các năm

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm2018 Năm 2019 Năm2020

Tổng chi NSNN cho GD 39.097 37.409 37.721

Chi lương 35.854 33.958 34.491

Chi hỗ trợ cho học sinh 382 378 380

Chi xây dựng CSVC 954 1.243 950

Chi khác 1.907 1.830 1.900

Tỷ lệ ngân sách chi cho GD 20,8% 22,7% 24,8%

Nguồn: Báo cáo Kết quả khảo sát kế hoạch các năm học 2017-2018, 2018- 2019 và 2019 -2020 của Hội đồng nhân dân thị xã An Khê.

Tính đến năm học 2019 – 2020, cơ bản hệ thống phòng ốc ở các trường THCS được đầu tư đầy đủ, đặc biệt 100% số phòng học đạt tiêu chuẩn trên

cấp 4. Các trường xã dù khó khăn hơn, song đã tham mưu các cấp vận dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đầu tư thêm cơ sở vật chất cho nhà trường. Tuy nhiên, phòng học ngoại ngữ thiếu 50%, trong khi nhà đa năng chỉ mới có mỗi trường được đầu tư.

Bảng 2.5. Quy mô phát triển phòng học, phòng chức năng các trường THCS

Số TT Trường Phòng học Phòng hiệu bộ Phòng chức năng Trên C4 Cấp 4 BGH VP TV TB T.Hành T.Nghiệm Y tế Tin học Ngoại ngữ Nhà ĐN 1 THCS Đề Thám 15 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0 2 THCS Lê Hồng Phong 14 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0

3 THCS Mai Xuân Thưởng 8 0 2 1 1 1 2 1 1 0 0

4 THCS Nguyễn Du 15 0 2 1 1 1 2 1 1 0 0

5

THCS Nguyễn Viết Xuân 16 0 2 1 1 1 2 1 1 0 0

6 THCS Trưng Vương 12 0 2 1 1 1 2 1 1 1 1

7 THCS Đỗ Trạc 8 0 2 1 1 1 2 1 1 0 0

8 THCS Võ Nguyễn Giáp 8 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0

Cộng 96 0 16 8 8 8 16 8 8 8 4

Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Phòng GD&ĐT An Khê, năm học 2019 -2020

2.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Chất lượng giáo dục giữa các vùng trong thị xã vẫn chưa được rút ngắn rõ rệt; tỷ lệ học sinh cần rèn luyện thêm, học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn cao, tập trung ở các xã.

Công tác phổ cập, xóa mù chữ đã được quan tâm một và đạt được kết quả tốt, song chưa thật sự bền vững.

Đời sống của nhà giáo vẫn còn không ít khó khăn, nhất là những nhà giáo công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo dục.

Các trung tâm học tập cộng đồng ở một vài xã phường chỉ mới quan tâm đến số lượng; chưa thật sự quan tâm vào chất lượng, tính linh hoạt, nhạy

bén chưa cao nên hiệu quả của mô hình học tập này còn ít nhiều bị động. Việc triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, chương trình hành động của ngành GD thị xã chưa thật đồng đều. Một bộ phận cán bộ, giáo viên còn yếu về năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp, thiếu gương mẫu và tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ, còn đối phó, ngại khó, đổ lỗi cho hoàn cảnh, chậm đổi mới.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 54 - 63)