Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 92)

quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh và phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục khá lớn nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu cho tất cả hoạt động giáo dục trong các nhà THCS.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GD trong sự nghiệp hoà nhập và phát triển đất nước, ý nghĩa thực tiễn của công tác XHHGD. Xây dựng nhận thức đúng đắn cho các LLXH về giáo dục. Thực tế cho thấy, thành công hay thất bại của công tác XHHGD đều có nguyên nhân từ nhận thức, bởi nhận thức “soi đường cho hành động”.

Qua công tác tuyên truyền, kịp thời điều chỉnh những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm về công tác XHHGD, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ quần chúng đối với công tác này từ thấp đến cao, từ tự phát lên tự giác, từ bị động thành chủ động góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động XHHGĐ ở địa phương.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu trưởng tác động nhận thức đến các lực lượng trong xã hội:

- Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội ở địa phương

Hiệu trưởng chủ động tham mưu với phòng GD&ĐT, cấp ủy Đảng, chính quyền ra các nghị quyết chuyên đề về XHHGD hoặc các nghị quyết chuyên đề về kinh tế - xã hội, trong đó có lồng ghép nội dung công tác XHHGD. Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ cũng như sự chia sẻ những khó khăn đối với nhà trường; tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

Công tác tuyên truyền, vận động của hiệu trưởng về XHHGD đến với xã hội có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như thông qua các hội nghị, các cuộc họp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương…

Trong công tác tham mưu, Hiệu trưởng phải chú trọng đến việc tổ chức sơ, tổng kết hoạt động công tác XHHGD theo định kỳ, có thể làm độc lập hoặc lồng ghép vào sơ kết, tổng kết năm học. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm làm cơ sở xây dựng kế hoạch giai đoạn mới được tốt hơn. Tạo điều kiện tốt để các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể tham gia hoạt động XHHGD ở nhà trường và phối hợp cùng nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động phối họp thực hiện XHHGD.

- Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

dung XHHGD, ngoài ra cần nghiên cứu nắm vững các văn bản hướng dẫn thực hiện XHHGD, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về thực hiện XHHGD trong từng giai đoạn để chỉ đạo các tổ chức trong trường xây dựng kế hoạch năm học cũng như kế hoạch XHHGD phù hợp.

Thường xuyên cập nhật thông tin về những điển hình tiên tiến trong hoạt động XHHGD ở địa phương, địa bàn khác để có thêm kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tham gia tích cực các hội nghị, hội thảo về chuyên đề XHHGD; có tinh thần cầu thị, học tập các cách làm hay, những ý tưởng đột phá, phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nhằm vận dụng sáng tạo công tác XHHGD của đơn vị ngày càng tốt hơn.

Hiệu trưởng cần thường xuyên tự học để trau dồi kiến thức về quản lý giáo dục, trong đó hết sức quan tâm đến quản lý tài chính. Đây là vấn đề khó và nhạy cảm, song là điều kiện cần thiết để hiệu trưởng xác định nhiệm vụ, làm tốt công tác quản lý trường học nói chung và quản lý XHHGD nói riêng.

Hiệu trưởng cần quan tâm, tạo điều kiện để mỗi tổ chức, cá nhân trong nhà trường nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung XHHGD để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm. Một khi các các nhân, tổ chức có ý thức đầy đủ và làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên một nguồn sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công hoạt động XHHGD của nhà trường.

- Đối với cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh

Cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng chủ đạo đóng góp các nguồn lực cho nhà trường trong công tác XHHGD. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào nhà trường biết kết hợp, tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của lực lượng cha mẹ học sinh, nơi đó có điều kiện thuận lợi để thực hiện các kế hoạch phát triển giáo dục một cách hiệu quả, bền vững. Hiệu trưởng

phải tuyên truyền, vận động để hội cha mẹ học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng cũng như nội dung của XHHGD trong nhà trường để từ đó cùng nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch từng thời kỳ, từng năm học và lâu dài để cùng chung ý tưởng chăm sóc các thế hệ trẻ.

- Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo

Hiệu trưởng cần tích cực tham mưu và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ngành về kế hoạch triển khai XHHGD từng giai đoạn và từng năm học; tranh thủ và thực hiện có hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách dành cho giáo dục từ sự phê duyệt của phòng giáo GD&ĐT, các phòng ban chuyên môn của thị xã để xây dựng và phát triển nhà trường.

Tham gia đầy đủ các hội nghị sơ, tổng kết, các hội nghị chuyên đề của ngành giáo dục để tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm, học tập các điển hình tiên tiến về thực hiện công tác XHHGD, vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng các kế hoạch, hoạt động của nhà trường dựa trên kế hoạch của ngành để tổ chức thực hiện ở trường mình theo từng thời điểm, từng năm học và dài hạn.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần đáp ứng các điều kiện sau để thực hiện tốt biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD:

- Hiệu trưởng vừa là hạt nhân trong công tác tuyên truyền, vừa phải tạo điều kiện về nhân lực, phương tiện và kinh phí cho hoạt động tuyên truyền.

- Kế hoạch hoạt động XHHGD phải đưa vào kế hoạch chung của đơn vị để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Công tác phân công, phân nhiệm cần khoa học, hợp lý và khả thi; nội dung được lựa chọn phải thiết thực, bổ ích, để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao về nhận thức dễ đi vào long người; phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện cần được tiến hành tốt để gây ảnh hưởng tích cực đến mọi người tham gia các hoạt động XHHGD.

- Công tác tuyên truyền phải luôn đảm bảo thông tin hai chiều, từ trường học đến xã hội và ngược lại để xã hội nắm bắt hoạt động của nhà trường, từ đó nhà trường có thể tranh thủ được sự hỗ trợ từ các nguồn lực ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 92)