Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 106)

3.4.2.1. Đánh giá mức độ cấp thiết, khả thi của từng biện pháp

Kết quả thăm dò tính theo tổng số điểm của thang đo trên (điểm từ 1-4), sau đó lấy trị số trung bình, tính bằng điểm và tổng hợp theo các bảng sau:

Bảng 3.1. Về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp S T T Biện pháp Mức độ cấp thiết Trung bình Mức độ khả thi Trung bình Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

524 246 14 0 3,6 564 219 12 0 3,6

2

Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý 672 147 6 0 3,8 720 111 6 0 3,8 3 Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng 516 255 10 1 3,6 300 393 18 5 3,3 4 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD 524 246 12 1 3,6 388 336 16 3 3,4 5 Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS 584 207 6 2 0,7 516 246 10 4 3,5 Chung 2820 1101 48 4 3,6 2488 1305 62 12 3,5

Biểu đồ 3.1: Về mức độ cấp thiết của các Biện pháp

3.4.2.2. Nhận xét

Qua kết quả khảo nghiệm, chúng tôi thấy rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi đạt tỷ lệ cao. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho nhau, từ chuyển biến nhận thức với biện pháp “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD” là quan trọng nhất, là biện pháp phải thực hiện đầu tiên và thường xuyên, liên tục; tiếp đến là biện pháp “Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý” và biện pháp “Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng” có tính chất quyết định sự thành công của công tác XHHGD nhà trường.

Biện pháp “Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD”“Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS” là các biện pháp mang tính hỗ trợ được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao, đặc biệt là biện pháp “Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS” trong thực công tác XHHGD ở các đơn vị.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS và khảo sát phân tích thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.

Đó là:

(BP1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm

quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD

(BP3) Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng (BP4) Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng

tham gia XHHGD

(BP5) Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công

tác XHHGD ở trường THCS

Các biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, từng trường. Ở mỗi biện pháp đều có điểm nhấn quan trọng nhằm khắc phục những nguyên nhân đưa đến hạn chế của công tác XHHGD ở trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.

Qua điều tra trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, kết quả thu được là đa số ý kiến đánh giá biện pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi rất cao, cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD được đánh giá mức độ chung cần thiết và khả thi là cùng 3,6 điểm.

- Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý được đánh giá mức độ chung cần thiết và khả thi đều ở cùng số điểm rất cao là 3,8 điểm.

- Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng được đánh giá mức độ cần thiết là 3,6 điểm và mức độ khả thi là 3,3 điểm.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD được đánh giá mức độ chung cần thiết là 3,6 điểm và mức độ khả thi là 3,4 điểm.

công tác XHHGD ở trường THCS được đánh giá mức độ chung cần thiết là 3,6 điểm và mức độ khả thi là 3,5 điểm.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng các biện pháp được đề xuất có tính khả thi và cần thiết ở mức cao. Điều này chứng tỏ các nhóm biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị. Như vậy, chúng tôi nhận định rằng nếu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng nhà trường thì việc thực hiện các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Xã hội hoá giáo dục là điều kiện quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó đạt tới chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trình độ cao hơn, phù hợp xu hướng toàn cầu hóa. Sự nghiệp giáo dục không chỉ của riêng ngành GD&ĐT mà còn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Xã hội hoá giáo dục là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh làm cho mọi người, mọi tổ chức từ Trung ương đến địa phương cùng làm giáo dục, tạo ra phong trào học tập trong toàn dân; đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao hơn.

XHHGD nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tích cực cho cả xã hội, gia đình, nhà trường; XHHGD cũng tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho giáo dục, động viên tinh thần và vật chất tạo ra động lực cho đội ngũ nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ. XHHGD gắn với đa dạng hóa các nguồn lực, nguồn đầu tư cho giáo dục; đa dạng hóa các loại hình đào tạo để mọi người có điều kiện tiếp cận giáo dục; học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục THCS nói riêng. Trong những năm qua, quá trình XHHGD THCS ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành công nhất định, song cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình XHHGD, đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong quá trình quản lý để góp phần phát tiển giáo dục.

Từ nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS. Thực hiện các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn, về cơ bản đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và rút ra kết luận như sau: về phương diện lý luận, đề tài đã làm rõ nội hàm của khái niệm XHHGD ở trường THCS và các khái niệm có liên quan, làm rõ bản chất vai trò của XHHGD, của quản lý công tác XHHGD THCS. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHHGD THCS. Luận văn đã đánh giá một cách tổng quát về tình hình phát triển các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai: Mạng lưới trường, lớp THCS ở thị xã An Khê trong những năm học qua duy trì sự phát triển, chất lượng hai mặt giáo dục không ngừng được nâng cao, song cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn nhất định; số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS luôn được bổ sung, cân đối hàng năm nhưng do những tác động nhất định về công tác luân chuyển, thay đổi nhân sự...vẫn còn ít nhiều thừa – thiếu cục bộ. Ngoài ra, luận văn cũng đã đánh giá khá đầy đủ về tình hình thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng: Công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã có những ưu điểm là được các cấp uỷ và chính quyền quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ, các cán bộ quản lý GD&ĐT tâm huyết với sự nghiệp giáo dục THCS; các cơ sở giáo dục THCS tích cực tham mưu, vận động với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban ngành đoàn thể tại địa phương, các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp giáo dục THCS.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những hạn chế trong công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai như: cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị dạy học, sân chơi bãi tập… tại một số nơi chưa thực sự đáp ứng tốttheo yêu cầu chung của

ngành – đặc biệt chuẩn bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 cho lớp 6 từ năm học 2021-2022; đội ngũ giáo viên còn thiếu cục bộ; một số cơ quan ban ngành chưa thực sự quan tâm đến nhà trường, một bộ phận cán bộ quản lý còn nhận thức khiếm khuyết về kiến thức XHHGD nên trong quá trình triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa như ý muốn.

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xã hội hoá giáo dục của các trường Trung học cơ sở, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục những nhược điểm, nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Các biện pháp đó là:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

- Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình quản lý

- Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường Trung học cơ sở trong đời sống cộng đồng

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia xã hội hoá giáo dục

- Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Trung học cơ sở

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy sự đánh giá rất cao. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp đã đề ra là có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với thực trạng nghiên cứu, rất thiết thực và có tính khả thi cao.

2. KIẾN NGHỊ 2.1. Với Chính phủ

- Các cơ chế, chính sách về XHHGD cần được cụ thể hóa để vận dụng

vào thực tiễn sát với tình hình của từng địa phương.

- Tăng tỷ lệ chi ngân sách đầu tư cho giáo dục THCS, ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa cả về cơ sở vật chất và đời sống cho giáo viên đang công tác tại các vùng này.

2.2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của mỗi quốc gia, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là yếu tố nền tảng để nâng cao hiệu quả giáo dục và thực hiện thành công XHHGD trường THCS.

Để có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tâm huyết, yêu nghề, có tay nghề vững vàng và am hiểu về xã hội…đòi hỏi công tác đào tạo phải đảm bảo chất lượng. Trong thời gian qua, sản phẩm đào tạo của ngành giáo dục nước ta nói chung, của bậc THCS nói riêng dù đã cải thiện nhiều và đã có những dấu hiệu tích cực, song chưa thật sự đáp ứng đúng nhu cầu chất lượng mà xã hội đang cần và mong đợi. Công tác XHHGD dù đã được triển khai từ lâu, nhưng kết quả vẫn chưa cao, một phần không nhỏ xuất phát từ chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Do vậy, đổi mới công tác đào tạo giáo viên là nhiệm vụ quan trọng cần sớm được thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3. Với Ủy ban nhân dân tỉnh

-Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác XHHGD.

- Có chủ trương, chính sách thúc đẩy, thu hút nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư trường THCS. Ngoài ra, cần có chính sách phát triển trường THCS ngoài công lập nhằm giảm áp lực việc học của nhân dân.

2.4. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện XHHGD ở từng địa phương trên phạm vị toàn tỉnh. Nhân rộng những đơn vị điển hình tiên tiến để cùng học tập và thực hiện đồng bộ có hiệu quả nhất. Chỉ đạo tổ chức tốt hơn đại hội giáo dục các cấp; kiện toàn tổ chức, duy trì hoạt động thường xuyên và có hiệu quả của Hội đồng giáo dục các cấp để làm tốt chức năng tư vấn, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác phát triển giáo dục.

- Tham mưu với HĐND, UBND tỉnh về xây dựng đề án, kế hoạch triển khai công tác XHHGD phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bầu Hội đồng giáo dục cơ sở và bầu ban chấp hành Hội khuyến học, cần có sự lựa chọn sáng suốt để bầu ra những người có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình với công tác giáo dục, với sự nghiệp trồng người của địa phương, tránh việc đưa ra danh sách nhân sự cho đủ cơ cấu, thành phần.

2.5. Với Uỷ ban Nhân dân thị xã An Khê

- Cần quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Thị ủy, HĐND thị xã về công tác XHHGD đến các tổ chức cá nhân, các tổ chức trong đơn vị.

- Cân đối thu – chi ngân sách hàng năm để đầu tư cho các trường THCS đặc biệt về số lượng phòng học, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 106)