Thực trạng nhà trường tham gia vào các hoạt động của cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 69 - 74)

Trong giáo dục, mối quan hệ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội là mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời. Bởi thế nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng để GD học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, đồng thời biết trưng cầu ý kiến của cộng đồng để đánh giá chất lượng GD của nhà trường; về phần mình, gia đình và xã hội cũng tạo điều kiện để nhà trường thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với nhà trường để giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Hội đồng giáo dục cấp xã là tổ chức rất quan trọng giúp cho chính quyền địa phương hoạch định các chính sách về giáo dục trên địa bàn. Hàng năm, hội đồng GD tổ chức Đại hội, kiện toàn nhân sự và xây dựng kế hoạch hoạt động.

Để khảo sát thực trạng hoạt động của các tổ chức này và công tác tham mưu của hiệu trưởng THCS chúng tôi đã sử dụng 03 câu hỏi và kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.12. Kết quả trưng cầu ý kiến về tình hình hoạt động của hội đồng giáo dục ở địa phương

STT Tình hình hoạt động của Hội đồng giáo dục Số ý kiến tán thành

Tỷ lệ %

1 Có quy chế hoạt động tốt 44 80,00

2 Có quy chế nhưng thiếu kế hoạch hoạt động cụ thể 36 65,45

3 Lúng túng về phương thức hoạt động 24 43,63

4 Hoạt động của hội đồng giáo dục còn mang tính

hình thức 13 23,63

Qua phỏng vấn, khảo sát thực tế tại các xã, phường và tài liệu lưu trữ cho thấy các địa phương đều tiến hành tổ chức hội đồng giáo dục các cấp và đại hội giáo dục các cấp đã phát huy tác dụng. Thông qua Đại hội, Hội đồng giáo dục đã xây dựng và thống nhất nhận thức về công tác giáo dục nói chung và nhiệm vụ XHHGD nói riêng, trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với GD. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của Hội đồng giáo dục các cấp, đặc biệt là cấp xã. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về tình hình hoạt động của Hội đồng giáo dục cấp xã đã phản ánh được nội hàm kết quả hoạt động của tổ chức này: Đa số các ý kiến cho rằng Hội đồng giáo dục đã có quy chế hoạt động tốt (80,00%), tuy nhiên số ý kiến cho rằng Hội đồng đã có quy chế nhưng thiếu kế hoạch hoạt động cụ thể chiếm tỷ lệ cao (65,45%), bên cạnh đó còn (43,63%) ý kiến cho rằng Hội đồng giáo dục cấp xã vẫn còn lúng túng về phương thức hoạt động. Vẫn còn đến (23,63%) ý kiến cho rằng hoạt động của Hội đồng giáo dục còn mang tính hình thức chưa đi sát thực tiễn nhiệm vụ đã xây dựng trong Đại hội.

Qua kết quả cho thấy, hiệu trưởng trường THCS là thành viên của hội đồng giáo dục cấp xã chưa tích cực tham mưu với tổ chức để có những kế hoạch hoạt động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực cho giáo dục, làm tròn trách nhiệm quản lý của mình đối với trường THCS.

Bảng 2.13. Kết quả trưng cầu ý kiến về tình hình hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS

STT Tình hình hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS

Mức độ Trung bình Rất tốt Tốt Chưa tốt Không thực hiện

1 Phối hợp chặt chẽ với nhà trường

để hoàn thành tốt nhiệm vụ 452 123 22 0 3,6

2

Tham gia tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục và XHHGD

452 102 72 0 3,8

3 Tham gia giáo dục đạo đức cho

học sinh 148 252 88 0 3,0

4

Động viên học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích cao trong học tập, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

168 270 66 0 3,1

5

Tham gia giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh nghèo, HS hoàn cảnh khó khăn,...

512 72 26 0 3,7

Tổng 1732 819 274 0 3,4

Từ tổng điểm trung bình trong bảng trên cho thấy, các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường THCS đều thực hiện rất tốt, với 3,4/ 4,0 điểm. BĐD.CMHS đã làm tích cực vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đã xây dựng;

tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về giáo dục, về XHHGD; cùng giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động này đạt số điểm khá cao, từ 3,6 đến 3,8 điểm. Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và kịp thời động viên khuyến khích học sinh, cán bộ giáo viên có thành tích trong học tập và giáo dục vẫn chưa được tích cực – chỉ đạt số điểm từ 3,0 đến 3,1 điểm. Điều này cho thấy BĐD.CMHS chưa thực sự quan tâm toàn diện đến các hoạt động của nhà trường. Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện chưa lan toả đến nhiều đối tượng trong nhà trường.

Bảng 2.14. Kết quả trưng cầu ý kiến về sự tương tác hai chiều giữa Nhà trường – Gia đình - Xã hội trong các hoạt động của nhà trường

STT Nội dung Mức độ Trung bình Rất tốt Tốt Chưa tốt Không thực hiện

1 Trao đổi với phụ huynh về việc học

của con em họ 216 255 52 0 3.2

2

Tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh và cộng đồng đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường

20 321 106 0 2.7

3 Công bằng trong đánh giá và hưởng

thụ giáo dục 136 351 28 0 3.1

4

Nhà trường chủ động tham gia công tác XH và các hoạt động phong trào ở địa phương

96 198 108 21 2.6

Tổng 468 1125 294 21 2.9

Mọi hoạt động xã hội nói chung, để mối quan hệ duy trì lâu dài và bền vững, cần có sự tương tác hai chiều và cùng có lợi (lợi ích về vật chất, về tinh thần, về mối quan hệ gắn bó…). Công tác XHHGD lại cần thiết hơn trong sự đảm bảo nguyên tắc hai chiều: Một mặt, xã hội chung tay cùng với nhà trường

để nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách đóng góp các nguồn lực. Mặt bên kia, ngoài việc lấy yếu tố chất lượng để đảm bảo với xã hội về điều kiện giáo dục hiện có; nhà trường cũng cần cầu thị đến các lực lượng xã hội, lấy sự hài lòng của “khách hàng” về sản phẩm giáo dục làm mục tiêu phát triển. Bằng cách chủ động tham gia các hoạt động xã hội cho địa phương, “mở cửa trường” để hoà nhập vào công tác xã hội tạo gần gũi mật thiết với nhân dân, giới thiệu “hình ảnh động” tích cực nhằm lan toả niềm tin trong cộng đồng.

Từ kết quả điều tra trên, chúng ta thấy rằng các trường THCS ở thị xã An Khê đã thực hiện tốt sự tương tác hai chiều giữa Nhà trường với cộng đồng, xã hội – đạt tổng điểm là 2,9/ 4,0 điểm. Các hoạt động như trao đổi với phụ huynh về việc học của con em họ, thực hiện công bằng trong đánh giá và hưởng thụ giáo dục đều đạt điểm tốt – từ 3,1 đến 3, 2 điểm. Việc trưng cầu các lực lượng xã hội đánh giá chất lượng của nhà trường vẫn còn một số ý kiến cho rằng nội dung này làm tương đối tốt nhưng chưa bền vững – với số điểm là 2,7 điểm. Trong khi còn nhiều ý kiến cho rằng việc nhà trường chủ động tham gia công tác xã hội và các hoạt động phong trào ở địa phương thực hiện chưa thực sự tốt lắm, với số điểm chỉ vừa chạm ngưỡng tốt – 2,6 điểm.

Các trường học đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chương trình hoạt động của nhà trường, chương trình giảng dạy đến phụ huynh học sinh một cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và luôn đảm bảo công khai, minh bạch trong các hoạt động nhất là công tác XHHGD nên được các bậc phụ huynh hưởng ứng cao.

Tuy nhiên, hầu hết các trường chưa quan tâm công tác phối hợp kiểm tra đánh giá công tác GD của nhà trường, các bậc CMHS cũng chưa thật sự chủ động trong công tác phối hợp, chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho nhà trường về các mặt có liên quan đến chất lượng GD, cũng như thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với học sinh nên một số

trường vẫn để xảy ra mâu thuẫn với phụ huynh. Thậm chí, hiện tượng khiếu nại, khiếu kiện của phụ huynh học sinh đối với nhà trường hoặc bằng mặt mà chưa bằng lòng về vấn đề giáo dục của nhà trường thi thoảng vẫn còn xảy ra. Một vài trường chưa thực sự chủ động trong mối quan hệ gắn bó hai chiều bằng những hoạt động thiết thực, bổ ích đóng góp vào ích lợi của địa phương, cộng đồng. Bên cạnh, thầy cô giáo lẫn học sinh cũng chưa thường xuyên gắn bó với dân cư, khu phố, làng xóm nơi mình giảng dạy, học tập mỗi ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)