Thực trạng công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 76)

Huy động các nguồn lực đầu tư cho nhà trường là việc làm thường xuyên, liên tục đòi hỏi các nhà QLGD phải quan tâm để phát triển nhà trường. Để nắm bắt thông tin về thực trạng quản lý huy động các nguồn lực cho nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi về mức độ đóng góp các nguồn lực, lấy ý kiến của 85 người, gồm: cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16. Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ và hình thức thực hiện của địa phương với công tác XHHGD THCS

Hình thức Mức độ Trung bình Rất tốt Tốt Chưa tốt Không thực hiện Đóng góp tiền bạc, cơ sở vật chất xây

dựng nhà trường 124 141 14 0 3.3

Chăm lo đời sống vật chất và tinh

thần cho giáo viên 116 99 46 0 3.1

Vận động các tổ chức, cá nhân đóng

góp cho giáo dục 136 132 14 0 3.3

Tham gia các hoạt động giáo dục

ngoại khóa 120 78 58 0 3.0

Tham gia góp ý xây dựng nhà trường 140 99 34 0 3.2

Giáo dục đạo đức và lối sống cho HS 80 111 56 0 2.9

Từ kết quả trên ta thấy, nhìn chung dấu hiệu lạc quan trong việc huy động xã hội chăm lo cho giáo giáo dục là tích cực, với mức điểm trung bình là 3,1/ 4,0 điểm, song không đồng đều. Nổi bật là sự đóng góp tiền, cơ sở vật chất xây dựng nhà trường và công tác vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp cho giáo dục rất tốt, với cùng số điểm 3,3 điểm.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy, các hoạt động khác có số điểm thấp hơn. Cụ thể là, sự tham gia góp ý xây dựng nhà trường và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên đạt từ 3,0 đến 3,1 điểm; sự tham gia các hoạt động ngoại khoá và giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh còn khiêm tốn hơn, đạt từ 2,9 đến 3,0 điểm.

Qua những số liệu từ kết quả của bảng trên, có thể rút ra rằng, các lực lượng xã hội thường quan tâm đóng góp vật chất cho nhà trường hơn là các nguồn lực tinh thần và phi vật chất. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá mức độ quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với công tác vận động các nguồn lực chưa thực sự toàn diện để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ở các đơn vị.

Tính đến năm 2020 các trường THCS của Thị xã đã xây mới, sửa chữa được 37 phòng học, 16 nhà vệ sinh học sinh, 21 nhà để xe cho học sinh từ nguồn huy động XHHGD. Bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, hiệu trưởng các trường cũng tích cực huy động các nguồn lực từ nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đã xây dựng được hàng chục công trình (vườn hoa, sân chơi, thư viện ngoài trời…) hàng chục trang thiết bị phục vụ dạy học (ti vi, máy quay video, bóng tập thể thao…). Cùng với nguồn lực vật chất, các trường học cũng làm tốt công tác huy động nguồn lực tinh thần, phi vật chất như: huy động các cá nhân, tổ chức cùng chung tay tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho HS, tổ chức các hoạt động ngoại khóa GD như: trải nghiệm tham quan các di tích lịch sử truyền thống, vẽ tranh về “Thị xã An Khê trong tương lai”, cắt tóc cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số -

đặc biệt thời gian gần đây các nhà trường được hỗ trợ nguồn nhân lực, thiết bị y tế, khẩu trang, thuốc khử khuẩn… trong công tác phòng chống dịch COVID-19, vì thế chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao và đảm bảo an toàn trường học.

2.4.5. Thực trạng việc vận dụng sáng tạo các chế định về XHHGD

Vận dụng sáng tạo các chế định là rất cần thiết trong công tác quản lý XHHGD, vì các chế định của Nhà nước không phục vụ cho một trường hoặc một địa phương nào mà phục vụ cho công tác quản lý của cả hệ thống giáo dục. Bởi vậy, người hiệu trưởng cần vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng trường, từng địa phương một cách tốt đẹp nhất. Ngoài ra, sự thống nhất và công khai, minh bạch là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý XHHGD. Để nắm được thực trạng quản lý của Hiệu trưởng nhà trường về sự vận dụng chế định và tính thống nhất, công khai, minh bạch trong các khâu của công tác XHHGD THCS chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của các lực lượng xã hội, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17. Kết quả trưng cầu ý kiến về việc thực hiện công tác XHHGD ở trường THCS trong thời gian qua

Nội dung Việc thực hiện

Số ý kiến

tán thành Tỷ lệ %

Xây dựng kế hoạch

Có sự phối hợp với các lực lượng xã hội trong

việc xây dựng kế hoạch 102 46.37

Chỉ có nhà trường tự xây dựng 97 44.09

Không xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ huy động

XHH theo thời vụ 21 9.54

Phối hợp thực hiện

Có sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền

địa phương trong việc huy động 113 51,36

Là hoạt động riêng của nhà trường 102 46,37

Nội dung Việc thực hiện Số ý kiến tán thành Tỷ lệ % Tính hiệu quả Rất hiệu quả 75 34.09 Hiệu quả 137 61.83 Ít hiệu quả 8 3.63

Không có hiệu quả 1 0.45

Sự hưởng ứng của nhân dân

Nhân dân tự giác, đồng tình, tự nguyện 193 87.72

Nhân dân thực hiện miễn cưỡng 27 12.28

Mức độ đáp ứng Rất đáp ứng nhu cầu 38 17.27 Đáp ứng nhu cầu 168 76.36 Ít đáp ứng 13 5.92 Không đáp ứng 1 0.45 Mức độ huy động trong nhân dân

Lạm thu 3 1.36

Mức đóng quá khả năng của đa số người dân 7 3.18

Nhà trường chưa linh hoạt thu các khoản ngoài

quy định chung của Nhà nước 62 28.19

Có thu thêm ngoài Quy định, nhưng mức thu chính đáng tuỳ thuộc thực tế đơn vị được phụ huy học sinh nhất trí 148 67.27 Sự minh bạch về kết quả XHHGD Rất minh bạch 117 57,74 Minh bạch 81 36,82 Ít minh bạch 9 4,08 Chưa minh bạch 3 1.36

Phân tích kết quả tổng hợp ở Bảng 2.17, chúng ta thấy rằng:

- Xây dựng kế hoạch XHHGD

Lập kế hoạch XHHGD là bước khởi đầu và là khâu quan trọng nhất để đi đến hoàn thành tốt mục tiêu. Trong việc lập Kế hoạch cần có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; sự phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội thảo luận đi đến thống nhất kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn có 44,09% ý kiến cho rằng công việc này chỉ có nhà trường tự xây

dựng, không lấy ý kiến của các lực lượng xã hội. Cá biệt vẫn có 6,37% ý kiến cho rằng nhà trường không xây dựng kế hoạch, hoặc có xây dựng chẳng qua chỉ để đối phó theo thời điểm hay có sự vụ. Kế hoạch thường do hiệu trưởng xây dựng rồi thông qua hội đồng sư phạm và tiến hành huy động. Có thể coi điều này là một trong những lý do dẫn đến kết quả huy động XHH ở một số nhà trường còn khiêm tốn.

- Phối hợp thực hiện kế hoạch XHHGD

Có 51,36% ý kiến cho rằng các trường THCS ở thị xã An Khê đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để có sự lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình huy động XHHGD của nhà trường. Có 46,37% ý kiến cho rằng hoạt động này không có sự chỉ đạo của các cấp, cá biệt còn 2,27% ý kiến cho rằng đó là hoạt động tự phát của nhân dân.

- Tính hiệu quả

Đa số các ý kiến đều cho rằng những kết quả huy động được nhà trường sử dụng hiệu quả vào các hoạt động của đơn vị, trong đó có 34,09% ý kiến cho là rất hiệu quả, 61,83% cho rằng hiệu quả; chỉ có 3,63% cho là ít hiệu quả. Trong đó 01 ý kiến cho rằng không hiệu quả, chiếm tỷ lệ 0,45%.

- Sự hưởng ứng của nhân dân

Số ý kiến chiếm tỷ lệ khá cao, 87,72% cho rằng việc tổ chức huy động XHHGD của các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai được nhân dân tự giác, đồng tình, tự nguyện thực hiện; 12,28% ý kiến cho rằng nhân dân thực hiện một cách miễn cưỡng. Kết quả trên đã cho thấy nhận thức của nhân dân về XHHGD đã được nâng lên, hiểu được trách nhiệm cá nhân đối với giáo dục nói chung, về chăm lo cho thừa hưởng giáo dục ở trường của con em mình.

Mức độ đáp ứng

cách thức và kết quả huy động XHHGD đã đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường và nhân dân đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Chỉ còn ít ý kiến cho rằng sự huy động như trên chưa hoặc không đáp ứng nhu cầu của nhân dân và hoạt động của các nhà trường, cụ thể là 6,63% chiếm tỷ lệ rất thấp.

- Mức huy động trong nhân dân

Trong vài năm qua, dư luận ít nhiều bức xúc về một vài nhà trường đã huy động nguồn tài lực khó chấp nhận được từ phụ huynh, thậm chí còn vi phạm Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT và Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT.

Từ đó có trường trở nên quá sợ hãi và co cứng nên chỉ làm cầm chừng trong công tác huy động nguồn tài lực từ nhân dân. Song, để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của đơn vị, các trường THCS đã linh động, sáng tạo trong việc huy động sự đóng góp thêm của nhân dân các nguồn kinh phí ngoài các loại quỹ cố định. Có 67,27% ý kiến cho rằng nhà trường có thu thêm ngoài quy định, nhưng mức thu chính đáng tuỳ thuộc thực tế đơn vị và được đông đảo phụ huy học sinh nhất trí. Tuy vậy, vẫn còn 3,18% ý kiến cho rằng mức đóng mà nhà trường đưa ra là quá khả năng của người dân; đặc biệt có 1,36% ý kiến cho rằng có trường THCS đã lạm thu.

- Sự minh bạch về kết quả XHHGD

Công khai, minh bạch là một trong những yếu tố nhạy cảm và vô cùng cần thiết trong công tác quản lý XHHGD và sử dụng các nguồn lực được huy động. Trái lại, sẽ tạo sự hoài nghi dẫn đến mối quan hệ trong công tác phối hợp dễ rạn vỡ. Kết quả khảo sát cho thấy có 94,56% ý kiến cho rằng quá trình XHHGD đã được các nhà trường công khai, minh bạch những kết quả, thành quả với các lực lượng xã hội. Chỉ có 4,08% ý kiến cho rằng nhà trường ít minh bạch và 1,36% ý kiến cho rằng nhà trường không minh bạch.

Mặc dù có sự ràng buộc nhất định của các văn bản pháp quy trong việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm công tác XHHGD, đa số hiệu

trưởng các nhà trường THCS đã sáng tạo, linh hoạt, bản lĩnh và quyết đoán (dân chủ) vận dụng các chế định kèm với sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện XHHGD. Điều này đã phần lớn mang lại những kết quả giáo dục tốt đẹp và bổ ích vì nhân dân, vì thế hệ trẻ. Ngoài ra, có nhiều Hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ sư phạm nhà trường cũng như các lực lượng xã hội hiểu về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục nói chung, công tác XHHGD nói riêng.

Đa số các hiệu trưởng đã thực hiện đầy đủ những chức năng cơ bản của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; làm tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; tiến hành xây dựng kế hoạch công tác XHHGD của nhà trường; tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tương đối tốt công tác XHHGD ở đơn vị mình. Tuy nhiên, vẫn có một vài hiệu trưởng chưa coi trọng quy trình công tác XHHGD nên còn thụ động, chưa kịp thời tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội; thậm chí có thời điểm người hiệu trưởng chưa mạnh dạn “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, còn sợ hãi dẫn đến do dự, cầm chừng nên kết quả XHHGD chưa như mong đợi.

Tóm lại, qua thực tế có thể cho rằng những hiệu trưởng năng động, sáng tạo, tâm huyết, quyết đoán và có trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục thì trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục của nhà trường được cải thiện và phát triển.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.5.1. Những kết quả đạt được

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã có điều kiện phát triển và đạt được những kết quả nhất định một phần lớn là nhờ vào việc thực hiện chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước đúng đắn. Hoạt động XHHGD ngày càng được nhân rộng đã

từng bước đa dạng hóa các loại hình trường lớp; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường và số trường học tăng lên; huy động được nhiềụ nguồn lực vật chất, phi vật chất trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp các cơ quan đơn vị để phát triển các cơ sở giáo dục.

Nhận thức đúng đắn mục tiêu, nội dung XHHGD, tầm quan trọng của quản lý XHHGD, từ đó góp phần huy động các nguồn lực xã hội cùng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục một cách có hiệu quả. Công tác XHHGD thời gian qua đã làm cho hầu hết cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh các trường THCS ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, vị trí tầm quan trọng, lợi ích và nội dung cơ bản của công tác XHHGD ở trường THCS.

Các địa phương và ngành đã có tiếng nói chung cùng tích cực tham mưu UBND Thị xã trong việc tôn tạo và xây dựng mới trường học, đồng thời tích cực huy động các cá nhân, tổ chức có tâm huyết với ngành giáo dục về vốn, cơ sở vật chất đầu tư phát triển giáo dục.

Các cơ sở giáo dục cũng tích cực tham mưu, vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể tại địa phương và các mạnh thường quân... làm tốt công tác XHHGD; tích cực tham gia phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm cải tạo môi trường sư phạm ngày càng tốt đẹp, “xanh – sạch – đẹp – an toàn”.

Giáo dục bậc THCS phát triển nhanh, mạnh, đóng góp quan trọng vào việc phát triển quy mô mạng lưới trường lớp, chất lượng đại trà tăng bền vững, chất lượng mũi nhọn cao, học sinh càng ngày được chăm sóc, giáo dục tốt hơn. Đó là sự chuẩn bị kỹ càng, có trách nhiệm của toàn xã hội cho thế hệ trẻ, tạo đà để “nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

Có được những thành tích trên trước hết là thể hiện sức mạnh tổng thể của các cơ quan, ban ngành đoàn thể của địa phương, các lực lượng xã hội đã

chung tay xây dựng nhà trường; bên cạnh đó còn thể hiện quyết tâm, sự năng động sáng tạo của hiệu trưởng các trường THCS đã nỗ lực hết mình trong công tác XHHGD để từng bước đưa giáo dục An Khê phát triển xứng tầm với một thị xã năng động, giàu văn hóa. Và “là vùng kinh tế động lực phía đông của Tỉnh”.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Một bộ phận cán bộ chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức đoàn thể; cán bộ quản lý giáo dục các trường THCS, giáo viên và nhân dân trên địa bàn Thị xã trong nhận thức còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa đúng về vai trò, vị trí, tầm quan về công tác XHHGD. Có ý kiến cho rằng: XHHGD THCS là huy động tiền của trong dân, để giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước và quản lý XHHCTGD là không cần thiết. Từ nhận thức đó mà khi thực hiện chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 76)