Thực trạng việc mở rộng các hình thức giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 74 - 76)

Xã hội ngày nay phát triển nhanh, nhiều sự thay đổi về công nghệ thông tin dẫn đến thay đổi trong cuộc sống. Để không bị tụt lại phía sau, buộc con người phải theo kịp và nắm bắt nhịp sống của xã hội để thích nghi và phát triển. Từ đó, việc học tập cần phải thường xuyên, liên tục; học mọi nơi, mọi lúc và học suốt đời. Nhận thức sâu sắc về áp lực đối với nhu cầu học tập ngày càng lớn, các nhà quản lý cũng đã dần thay đổi tư duy trong việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, cách thức tiếp cận giáo dục.

Để khảo sát về vấn đề này chúng tôi đã sử dụng câụ hỏi về đa dạng hóa các loại hình trường lớp và hình thức giáo dục, lấy ý kiến của 165 người, gồm: cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh. Kết quả được tổng hợp trong bảng dưới đây;

Bảng 2.15. Kết quả trưng cầu ý kiến về đa dạng hóa loại hình trường lớp

và hình thức giáo dục cấp THCS

STT Nội dung đa dạng hóa Ý kiến tánthành Tỷ lệ %

1 Loại hình

trường lớp

Chỉ mở các trường công lập 121 73,33

Cần có thêm các trường tư thục

chất lượng cao 44 26,67 2 Hình thức giáo dục Tất cả đều chính quy 119 72,12 Mở thêm các lớp BTVH 46 27,88

Qua kết quả khảo sát ta thấy có 73,33% ý kiến được hỏi cho rằng chỉ mở các trường công lập là đủ để đáp ứng nhu cầu việc học của học sinh, và 26,67% ý kiến cho rằng cần có thêm các trường tư thục chất lượng cao ở địa phương để giải quyết nhu cầu học tập của con em, đồng thời các trường tư thục thường đầu tư nhiều về CSVC trang thiết bị sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, đa số những ý kiến này thuộc những PHHS có điều kiện về kinh tế nên rất muốn con em mình học tập ở môi trường có chất lượng cao hơn.

Về các hình thức giáo dục đã có 72,12% ý kiến cho rằng tất cả các trường đều tổ chức học tập chính quy, chỉ có 27,88% cho rằng cần phải có các lớp BTVH để những học sinh không có điều kiện học tập chính quy tham gia học tập.

Trong những năm qua, thị xã An Khê đã từng bước giải quyết tốt tình trạng khó khăn về điều kiện học tập của học sinh tại các trường THCS công lập. Chưa huy động được nguồn đầu tư thành lập trường tư thục tại Thị xã (thị xã An Khê chỉ có các trường tư thục ở bậc Mầm non). Học sinh có nhu cầu học tập tại các trường tư thục chất lượng cao đã nộp hồ sơ vào các trường ở thành phố Pleiku hoặc ngoại tỉnh, hầu hết tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo điều kiện cho học sinh trong độ tuổi đến trường và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS các trường học đã chủ động tham mưu mở các lớp BTVH tại phân hiệu của trường Cao đẳng nghề Gia lai, hằng năm có cả trăm học sinh theo học.

Do điều kiện kinh tế của đa số người dân vẫn còn khó khăn nên việc nhận thức sâu rộng về đa dạng hóa các loại hình trường lớp còn chậm, mới chỉ dừng lại ở loại hình công lập và học tập chính quy, chưa thấy hết các lợi ích của các trường tư thục và các hình thức học tập phi chính quy như lớp BTVH, học tập trực tuyến (online). Vì vậy các nhà quản lý giáo dục cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp cận với các hình thức học tập mới để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, bên cạnh đó cần có chính

sách khuyến khích các nhà đầu tư mở thêm các trường tư thục, dân lập chất lượng cao để thu hút người học có điều kiện tham gia học tập, cũng cần mở thêm các lớp BTVH trong các trường để tạo thêm cơ hội cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thể học tập chính quy tập trung, theo học các lớp phi chính quy nhằm hoàn giải quyết các chính sách phổ cập của địa phương từng bước nâng cao trình độ dân trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 74 - 76)