Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 99 - 101)

lượng tham gia XHHGD

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục THCS phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho nhà trường THCS, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, chống bỏ học, duy trì tốt công tác phổ cập GD THCS. Huy động các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu xây dựng xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục THCS không ngừng tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa đang đặt ra cho nhà trường.

Để thực hiện được, cần thiết phải xây dựng một cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng xã hội tham gia XHHGD nhằm khắc phục sự lệch lạc trong tư duy và hành động của các bên tham gia, làm lành mạnh hóa hoạt động mang tính xã hội này.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức hệ thống các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng tham gia XHHGD THCS. Thực tế cho thấy, muốn nhà trường phát triển mạnh, muốn XHHGD ở trường THCS thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp, cộng tác của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội và cá nhân. Tuy nhiên, mỗi lực lượng tham gia đều có chức năng, nhiệm vụ, vai trò và tiềm năng khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể.

trường để làm giáo dục, mặt khác nhà trường với vai trò chủ đạo phải công bố các kết quả giáo dục của mình để toàn xã hội biết và thừa nhận kết quả giáo dục đó. Như vậy, để làm được việc đó cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội với ngành giáo dục trên cơ sở các nguyên tắc: Nguyên tắc phù hợp chức năng, nhiệm vụ; nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, đồng thuận; nguyên tắc hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.

- Nguyên tắc phù hợp chức năng, nhiệm vụ: Từng ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Các ngành khi tham gia các hoạt động XHHGD THCS không chỉ là sự phối hợp mà còn là trách nhiệm của mỗi ngành. Do đó cần biết phát huy, khuyến khích họ tham gia các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm.

- Nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, đồng thuận: Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng đối với XHHGD THCS, thể hiện chủ trương ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra''. Phá vỡ tính khép kín của nhà trường, tạo điều kiện cho các LLXH, nhân dân tham gia đóng góp toàn diện cho giáo dục THCS.

- Nguyên tắc hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý: Hiệu quả của việc huy động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục THCS được dựa trên cơ sở thực hiện mục tiêu giáo dục THCS. Các hoạt động XHHGD THCS phải đem lại hiệu quả thiết thực, tránh phô trương hình thức. Tính pháp lý thể hiện sự phân công cụ thể của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước tới các ban ngành, đoàn thể, các LLXH trong việc phối hợp thực hiện XHHGD trung học cơ sở.

Ngoài ra, nhà trường cần xây dựng hệ thống thông tin đến với các LLXH nhanh và hiệu quả để tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ bên ngoài nhà trường - Tổ chức họp phụ huynh định kỳ, trong cuộc họp cần tạo điều kiện để phụ huynh phát biểu chính kiến của mình về các vấn đề giáo dục của nhà trường, đồng thời nhà trường cũng phải giải trình đầy đủ các kiến nghị của phụ huynh học sinh để đi đến thống nhất.

- Có chế tài rõ ràng, hợp pháp trong quá trình tiếp nhận và giải quyết những thông tin được phản ánh. Động viên, khuyến khích những cá nhân, tập thể phản ánh những thông tin chính đáng, bổ ích vì lợi ích chung; đồng thời xử lý những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ gây bất đồng nội bộ, làm xấu giá trị tốt đẹp của công tác XHHGD.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng luôn làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo và đồng thuận cao. Luôn đảm bảo thông tin hai chiều trong quá trình quản lý chỉ đạo từ nhà trường đến các cơ quan, ban ngành, tổ chức và các lực lượng tham gia và ngược lại.

- Luôn thực hiện đúng phương châm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” là bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua hội đồng nhân dân, thông qua website của nhà trường cần công khai các hoạt động XHHGD của nhà trường, đặc biệt các nguồn kinh phí nhằm tăng cường việc góp ý, kiểm tra và hỗ trợ của mọi người dân trong hoạt động XHHGD của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 99 - 101)