Đổi mới công tác quản lý theo hướng thực hiện triệt để chu trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 92 - 99)

quản lý

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị giữ vai trò quyết định sự thành bại của tổ chức đó. Chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo John C. Maxwell cho rằng “Năng lực là nền tảng của sự tồn tại. Hiệu quả là nền tảng của thành công” [30, tr.6]. Ông cũng nói rằng “Chìa khoá thành công là năng lực lãnh đạo người khác đi tới thành công” [30, tr.12]. Do vậy, năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của nhà trường.

Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý công tác XHHGD cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS có ý nghĩa hết sức quan trọng vì họ là lực lượng nòng cốt, là trụ cột của các cơ sở giáo dục, là người chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường nói chung và hiệu quả của công tác XHHGD nói riêng. Một khi người hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng về đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực quản lý thì mọi nhiệm vụ của nhà trường sẽ dễ đạt được kết quả như ý.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng đa số hiệu trưởng chưa nắm vững chu trình quản lý công tác XHHGD, nên chúng tôi đề xuất nội dung biện pháp này là: Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng về công tác XHHGD theo chu trình sau:

* Xây dựng kế hoạch XHHGD

trình hành động, thứ tự công việc phải làm, thời gian cụ thể, phương tiện cần thiết, con người thực hiện để đạt được mục tiêu XHHGD nhà trường đã đề ra.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, các văn bản pháp quy về GD&ĐT trong từng giai đoạn và các năm học, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, bao hàm cả kế hoạch XHHGD. Có thể thực hiện các bước sau:

- Xác định mục tiêu cần hướng đến để giải quyết.

- Phân tích thực trạng của nhà trường bằng mô hình SWOT.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch: xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động, các điều kiện cần có, tiến trình thực hiện, phân công tổ chức, cá nhân phụ trách, công tác phối hợp.

Kế hoạch của nhà trường phải là sự thống nhất tổng hợp của các kế hoạch nhỏ của các tổ chức trong nhà trường. Nội dung, thời gian thực hiện của các kế hoạch phải thống nhất, không mâu thuẫn, tránh chồng chéo. Kế hoạch phải được bàn bạc, lấy ý kiến đầy đủ của các tổ chức và cá nhân trong toàn trường. Kế hoạch XHHGD của nhà trường có thể được xây dựng lồng ghép trong kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường dài hạn, ngắn hạn.

Có thể trình bày kế hoạch giáo dục của nhà trường và xin ý kiến để điều chỉnh từ các chuyên gia hay từ cộng đồng trước khi có bản kế hoạch chính thức. Sau khi được xây dựng, phải trình lên HĐND, UBND xã phê duyệt, báo cáo lên phòng GD&ĐT xem xét đồng ý trước khi hoàn thiện và triển khai thực hiện.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD

Tổ chức thực hiện kế hoạch là một khâu hết sức quan trọng của công tác XHHGD trong nhà trường. Nội dung hoạt động của hiệu trưởng tiến hành để tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD bao gồm:

Củng cố, kiện toàn các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đúng quy định, đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi tổ chức, cá nhân phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực tế để thực hiện các hoạt động XHHGD.

- Quy định về sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong quá trình thực hiện. Xác định rõ vai trò, chức năng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi tổ, nhóm được phân công và thời gian hoàn thành.

- Khi đã huy động được các nguồn lực thì phải sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, đúng nguyên tắc, dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện phải gắn với ba môi trường GD: Nhà trường – Gia đình - Xã hội, phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục xã, phường trong công tác huy động XHHGD.

- Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để tranh thủ sự đồng thuận; huy động toàn xã hội, phát huy sức mạnh các lực lượng tham gia hoạt động XHHGD cùng với nhà trường.

* Chỉ đạo, giám sát công tác XHHGD

Công tác chỉ đạo, giám sát hết sức quan trọng, từ đó nắm bắt được tiến độ công việc, phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh bổ sung nhằm thực hiện tốt kế hoạch XHHGD nhà trường đã đề ra. Nội dung chỉ đạo, giám sát của hiệu trưởng bao gồm:

- Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tính thiết thực và cụ thể, phù hợp với khả năng và trình độ của từng bộ phận, cá nhân trong mỗi tổ chức.

- Theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời động viên, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hợp lý.

- Động viên kịp thời mọi thành viên trong quá trình tham gia thực hiện

hoạt động XHHGD tại đơn vị. Hiệu trưởng cần có những tác động cần thiết đến các đối tượng để biến yêu cầu thành nhu cầu hoạt động của từng người.

* Kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD

Qua công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đề phòng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lệch lạc, sai trái, những biểu hiện tiêu cực trong công tác XHHGD ở trường THCS; tạo môi trường dân chủ, bình đẳng, công khai, lành mạnh, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nhà trường.

Để thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá, người hiệu trưởng trường THCS cần thực hiện các nội dung sau:

- Kiểm tra công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, tầm quan trọng, lợi ích, nội dung cơ bản của công tác XHHGD trong đội ngũ tập thể sư phạm.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý công tác XHHGD của các đoàn thể, tổ chức, thành viên trong nhà trường.

- Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn lực XHHGD của các tổ chức trong nhà trường.

- Kiểm tra việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động XHHGD của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt các nội dung của biện pháp nâng cao năng lực quản lý công tác XHHGD cho hiệu trưởng trường THCS, cần có các điều kiện sau:

- Hiệu trưởng cần nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch sát với thực tế. Cần khảo thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những tác động của nét văn hóa vùng miền, văn hóa, phong tục, tập quán. Đánh giá toàn diện, chính xác mô hình SWOT đối với công tác XHHGD của nhà trường để xây dựng các biện pháp hợp lý.

- Nhà trường cần tuyên truyền thông tin rộng rãi nội dung kế hoạch đến các tổ chức, cá nhân trong đơn vị, cũng như các lực lượng xã hội để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ trong quá trình thực hiện.

- Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch để phân công, bố trí, sắp xếp các bộ phận, cá nhân một cách khoa học, hợp lý; phổ biến quy chế rộng rãi, thống nhất quy chế phối hợp giữa các bộ phận; năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc phát hiện, tìm kiếm các tiềm năng, đối tác trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường THCS.

- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn làm việc hiệu quả, khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

- Cần tiến hành kiểm tra hoạt động XHHGD bằng nhiều hình thức như: đột xuất, thường xuyên; kiểm tra nội bộ hoặc phối hợp với các lực lượng xã hội.

Tóm lại: Để thực hiện tốt quản lý công tác XHHGD, người hiệu trưởng trường THCS cần nâng cao năng lực thực hiện các bước của quy trình quản lý. Trong các bước có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, trong quá trình quản lý công tác XHHGD, hiệu trưởng cần phải biết vận dụng quy trình quản lý một cách linh hoạt, tận dụng các điều kiện bên trong và bên ngoài để nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt mục tiêu XHHGD của nhà trường.

3.2.3. Tăng cường tầm ảnh hưởng của trường trung học cơ sở trong đời sống cộng đồng

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực của xã hội để chăm lo cho thế hệ trẻ ở cơ sở giáo dục, các nhà trường THCS cần phải có trách nhiệm làm cho mọi người thấy rõ vai trò của giáo dục, lợi ích mà giáo dục mang lại cho cộng đồng trước khi giáo dục đòi hỏi sự đóng góp của cộng đồng. Đây cũng là biện pháp khắc phục nhận thức về công tác XHHGD mang tính đặc thù của địa phương

Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, gây dựng được tầm ảnh hưởng tốt đẹp của mình ra ngoài xã hội, thể hiện tính tương tác chủ động và tích cực, thì nhà trường mới xứng đáng là vị trí trung tâm văn hóa - giáo dục của các địa phương;

mới tạo được lòng tin của nhân dân về ngôi trường có con em mình theo học, là tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả công tác XHHGD.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Để phát huy tầm ảnh hưởng của trường THCS trong đời sống cộng đồng, trước hết nhà trường cần phải xác định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân và trên địa bàn trường học đứng chân; đồng thời phải phối kết hợp với các trường học khác cùng địa phương để tham gia tốt công tác xã hội, từ đó tạo niềm tin từ cộng đồng đối với nhà trường.

Để làm được việc đó, người hiệu trưởng cần chú ý những nội dung sau: - Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành một khối thống nhất, có tầm hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ hai chiều đối với khái niệm cho – nhận, nhận – nhận, nhận – cho. Từ đó tự nguyện, chủ động thực hiện tốt các quy định, quy chế cùng các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục học sinh, gắn bó với các tổ chức làm công tác giáo dục ở địa phương nhằm xây dựng và phát triển nhà trường bền lâu.

- Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và tại địa phương để lan tỏa ảnh đẹp của nhà trường như: Cử cán bộ giáo viên và học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội (công tác tình nguyện làm xanh – sạch các khu tưởng niệm anh hùng liệt sỹ ở địa phương, đền chùa miếu mạo, trồng cây hoa nơi đường làng ngõ phố…); giáo viên tham gia giảng dạy tại các trung tâm học tập cộng đồng, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... Bên cạnh đó nhà trường cũng tổ chức các hoạt động trong nhà trường và mời các tổ chức, đơn vị ngoài nhà trường tham gia như: cắm trại, văn nghệ, thể dục, thể thao, tuyên truyền, tập huấn...

- Từng bước chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho các em tiếp cận những phương tiện công nghệ thông tin hiện hành; cải tạo và xây dựng môi

trường xanh–sạch–đẹp–an toàn vừa mang tính GD thẩm mỹ vừa là điều kiện phục vụ quan trọng thu hút học sinh đến trường để học tập và rèn luyện.

- Thực hiện tốt công tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ; tập trung duy trì số lượng, nâng cao chất lượng toàn diện, chú trọng chất lượng mũi nhọn, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng; chăm lo các đối tượng học sinh bị thua thiệt trong cuộc sống để “không có em nào bị bỏ lại phía sau”, như một câu nổi tiếng về giáo dục của UNESCO “No child left behind”.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, năng lực, phẩm chất đạo đức và lòng nhiệt huyết của người hiệu trưởng là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên thành quả giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng tốt đến dư luận, tạo niềm tin của toàn xã hội. John C.Maxwell cho rằng “Hãy để mọi người nhận ra trái tim trước khi nhìn thấy niềm hy vọng của bạn” [30, tr.234].

Tiến hành công tác tham mưu, hiến kế, đề xuất với các cấp của hiệu trưởng để biến các yêu cầu, mục tiêu XHHGD của nhà trường thành các Nghị quyết, chủ trương của các lãnh đạo địa phương. Từ đó, nhà trường có cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện công tác XHHGD.

Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch XHHGD cần cụ thể, khoa học thể hiện đúng các chức năng quản lý trong giáo dục từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo cũng như kiểm tra, giám sát và rút kinh nghiệm.

Nhà trường luôn là vị trí trung tâm trong hệ thống các mối liên hệ với các tổ chức, sự tham gia của các lực lượng xã hội, tạo ra cơ chế phối hợp khi thực hiện các hoạt động XHHGD của nhà trường.

Hiệu trưởng luôn quan tâm, hỗ trợ, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng khối đoàn kết

nội bộ, thống nhất cao từ ý chí đến hành động. Đảm bảo chỉ đạo việc dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 92 - 99)