6. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đặc điểm của DNNVV đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu khác nhau đƣợc xuất phát chính từ quy mô, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế.Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có những đặc điểm khác nhau nhƣng nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều có nhƣng nhận định chung về DNNVV, cụ thể nhƣ sau [22]:
+ Về vốn: là những doanh nghiệp có quy mô về vốn nhỏ thƣờng là các doanh nghiệp bắt nguồn từ kinh tế tƣ nhân, việc khởi sự kinh doanh thƣờng bằng vốn tự có hoặc vay mƣợn nhằm mục đích đổi mới công nghệ, nâng cấp thiết bị, … vì thế nên các doanh nghiệp này có tính linh hoạt cao, có lợi thế trong việc duy trì và phát triển. Những doanh nghiệp này thƣờng hƣớng tới những ngành nghề truyền thống, những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, … DNNVV có vốn đầu tƣ ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Với quy mô vốn nhỏ các doanh nghiệp này rất linh hoạt, nhạy bén và dễ thích nghi với thị trƣờng, dễ khởi nghiệp và phát triển tại cả thành thị và nông thôn. Để thành lập một DNNVV chỉ cần vốn đầu tƣ ban đầu không lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xƣởng vừa phải. Điều này tạo điều kiện cho các DNNVV đƣợc thành lập mới nhiều khắp mọi nơi và đa dạng các ngành nghề. Mặt khác, vì rất dễ khởi nghiệp từ DNNVV nên cũng có rất nhiều doanh nghiệp phải chịu rủi ro trong
kinh doanh. Kinh nghiệm ở một số nƣớc đang phát triển cho thấy, số DNNVV ra đời tỉ lệ thuận với số DNNVV phá sản.
- Tính chất hoạt động kinh doanh: DNNVV thƣờng tập trung ở khu vực chế biến và dịch vụ. Nhờ tính linh hoạt, cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hƣớng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh đƣợc coi là ƣu thế của doanh nghiệp này.
- Về lao động: DNNVV ở Việt Nam thƣờng sử dụng lao động giản đơn, quy mô lao động nhỏ, tay nghề chƣa cao, thƣờng là lao động sẵn có trong gia đình. Khả năng quản lý và tay nghề còn hạn chế. Số lao động thủ công trong doanh nghiệp chiếm phần đa số. Đội ngũ quản lý còn thiếu kinh nghiệm, khả năng quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, chuyên môn chƣa thật sự sâu và đúng chuyên ngành. Việt Nam là đất nƣớc có lực lƣợng lao động dồi dào, so với các nƣớc trong khu vực và các nƣớc có cùng trình độ phát triển thì có trình độ tƣơng đối cao tuy nhiên đây chỉ là lao động làm việc giản đơn, tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo bài bản thấp, năng suất lao động không nhƣ mong đợi. Số DNNVV có chủ doanh nghiệp giỏi, trình độ chuyên môn cao, khả năng quản lý tốt chƣa nhiều, thiếu kiến thức về kinh tế - xã hội, … DNNVV rất khó để thu hút những nhà quản lý giỏi, lao động tay nghề cao vì chế độ chính sách đãi ngộ không hấp dẫn.
- Về năng lực cạnh tranh: Do quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp này hạn chế về việc nâng cấp máy móc thiết bị, mua sắp mới thiết bị tiên tiến. Vì thế dẫn tới chất lƣợng sản phẩm mang lại cho ngƣời tiêu dùng không cao, sức cạnh tranh trên thị trƣờng kém đặc biệt là đối với thị trƣờng nƣớc ngoài. Nguyên nhân là do cơ bản các DNNVV mới hình thành, công tác truyền thông tiếp thị còn yếu kém và cũng chƣa có nhiều khách hàng thƣờng xuyên.
+ Tính chất hoạt động kinh doanh: DNNVV thƣờng tập trung ở khu vực gần ngƣời tiêu dùng nhƣ chế biến và dịch vụ. Ví dụ nhƣ: trực tiếp tham
gia chế biến các sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng với tƣ cách là nhà sản xuất toàn bộ; DNNVV là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tƣ cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tƣ; … Nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà DNNVV có lợi thế và linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các DNNVV, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hƣớng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh đƣợc coi là mặt mạnh của các DNNVV.
+ Về công nghệ máy móc và thiết bị: đa số máy móc thiết bị của DNNVV thƣờng lạc hậu do chi phí đầu tƣ máy móc, thiết bị khá cao nên vƣợt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các DNNVV thƣờng có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này giúp DNNVV tồn tại và phát triển trên thị trƣờng.
+ Về năng lực quản lý điều hành: Đa số các DNNVV ở nƣớc ta hình thành và kinh doanh theo hình thức tự phát, tự quản lý và điều hành, mang tính chất quản lý của hộ gia đình. Quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là quản lý tài chính, ý thức chấp hành các chế độ chính sách còn chƣa cao, còn hạn chế trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề. Bắt nguồn từ tính chất, quy mô, … các quản trị gia DNNVV thƣờng nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Họ đƣợc coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là quản lý chuyên sâu. Chính vì vậy họ còn thiếu nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý.