Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển kinh tế xã hội

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của DNNVV ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội, đƣợc thể hiện rõ ở các nội dung sau:

1.1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế

- Tăng trưởng nền kinh tế: Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong mọi lĩnh vực và có sự lan tỏa trong đời sống kinh tế xã hộ. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 541.753 DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế với tổng số vốn lên khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Theo tiêu chí mới thì DNNVV chiếm khoảng 96,7% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc. Hàng năm DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nƣớc 30%, đóng góp giá trị sản lƣợng công nghiệp 33%, … Ngoài ra các DNNVV ngoài quốc doanh và quốc doanh còn có sự đóng góp vào việc xây dựng đƣờng sá giao thông, nhà văn hóa, tập luyện thể dục thể thao và nhiều công trình xã hội khác. [21]

- Gia tăng giá trị xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của DNNVV chiếm khoảng 30% tổng số hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kết hợp với thị trƣờng mở cửa, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa nên các DNNVV đã chuyển từ sản xuất hàng hóa phục vụ khách trong nƣớc sang sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, số lƣợng xuất khẩu tăng, nhiều DNNVV đã xuất khẩu trực tiếp mặt hàng của doanh nghiệp mình sản xuất đƣợc sang thị trƣờng nƣớc ngoài hoặc có thể ủy thác cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp nƣớc ngoài.

- Thu hút vốn: Vốn đầu tƣ có vai trò rất quan trọng trong sự sống còn của DNNVV nó giúp doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp dây chuyền công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp, … Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng chƣa có những chính sách huy động vốn hợp lý vì còn xảy ra lạm phát, vì thế nên các cá nhân có tiền nhàn rỗi có nhu cầu thành lập các DNNVV là đúng với thời điểm.

vừa có mặt ở các địa phƣơng vì thế tận dụng đƣợc các nguồn lực sẵn có của địa phƣơng nhƣ lao động có kinh nghiệm, các ngành nghề truyền thống, nguồn lực tại chỗ dồi dào… để giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thƣờng tập trung ở các thành phố phát triển điều này dẫn đến sự mất cân đối về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng quê và thành thị. Vì thế nên khi các DNNVV phát triển rộng khắp các vùng trên cả nƣớc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

1.1.3.2. Vai trò về mặt xã hội

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Càng nhiều DNNVV đƣợc thành lập thì càng tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Ở vùng nông thôn các DNNVV đƣợc thành lập giúp phần giải quyết công việc cho lao động dự thừa và góp phần rất lớn vào ổn định kinh tế - xã hội. Vai trò của DNNVV mang lại không chỉ cho nền kinh tế mà điều quan trọng hơn là nó đã tạo đƣợc việc làm cho ngƣời dân. Xét về số lƣợng việc làm tạo mới DNNVV luôn chiếm ƣu thế, bởi vì trên thực tế với quy mô về vốn nhỏ hơn doanh nghiệp các khu vực khác, các nhà đầu từ DNNVV thƣờng khởi nghiệp và phát triển từ các ngành thâm dụng lao động hơn là thâm dụng vốn, đầu tƣ cho một chỗ làm việc trong các DNNVV lại rất thấp so với doanh nghiệp lớn.

- Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động: Số DNNVV hình thành mới tỉ lệ thuận với số DNNVV phá sản vì thế nên luôn tạo ra một áp lực cho đội ngũ lãnh đạo DNNVV phải thƣờng xuyên thay đổi tƣ duy để thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng xung quanh. Các nhà lãnh đạo DNNVV phải là những ngƣời có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp sự rủi ro cao. Họ là những ngƣời đi tiên phong tìm kiếm cái mới, đặt ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với môi trƣờng

hiện tại. Ngoài ra DNNVV còn có vai trò trong việc tạo ra các doanh nhân cho đất nƣớc. DNNVV phát triển có tác dụng chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân.

- Góp phần vào việc đô thị hóa: Việc càng ngày càng nhiều DNNVV đƣợc thành lập ra ở cả thành thị và nông thôn nó không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm chênh lệch giữa nông thôn và thành thị mà nó còn giúp đô thị hóa nhanh các vùng nông thôn ở nƣớc ta. DNNVV phát triển giúp cho các vùng nông thôn ở nƣớc ta phát triển bền vững theo hƣớng CNH-HĐH. Ở nông thôn khi DNNVV phát triển giúp phần làm hài hòa giữa nông nghiệp và công nghiệp, ngƣời làm nông nghiệp và ngƣời làm phi nông nghiệp giữa nông thôn và thành thị. Đây cũng góp phần giúp cho nông dân ở các vùng nông thôn không còn đất để khai thác nông nghiệp do ảnh hƣởng bởi đô thị hóa có thêm thu nhập và thu nhập cao khi doanh nghiệp càng phát triển, tránh tình trạng lao động đổ về thành thị để kiếm sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)