6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng
Đối với Nghị định số 39/2018/NĐ-CP do Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành vào ngày 11 tháng 3 năm 2018 ở Điều 6, Chƣơng II cần đƣợc xem lại tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tham khảo tiêu
chí phân loại của một số nƣớc trên thế giới và một số tổ chức nhƣ ngân hàng thế giới (WB), liên hợp quốc (UN)… Ở Việt Nam hiện nay, để phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của nƣớc ta, để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nên lấy tiêu chí số lao động trung bình làm việc tại doanh nghiệp hàng năm là phù hợp. Tuy nhiên, để tính đƣợc số trung bình lao động làm việc tại doanh nghiệp hàng năm thì Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn quy định rõ cách tính và hƣớng dẫn cụ thể các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phƣơng thực thi một cách công bằng và có hiệu quả để tránh hiện trạng khó thẩm định đƣợc doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp lớn.
Chính phủ cần quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm ở các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Có quy chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan nhà nƣớc trong thực thi nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, hiệu lực, không gây chồng chéo phiền hà cho doanh nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin vào khu vực hành chính công để giảm tải thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh xây dựng quy chế tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ làm việc tại các cơ quan đang công tác tại cơ quan đăng ký kinh doanh để có một khung tiêu chuẩn các bộ chuẩn nhất.