6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Về số lƣợng doanh nghiệp
tăng về số lƣợng từ năm 2015 đến nay. Với tốc độ tăng bình quân khoảng 10%/năm (mỗi năm có khoảng 500 doanh nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động). Năm 2015, tổng số DNNVV là 3958 doanh nghiệp, năm 2017 là 4927 doanh nghiệp, năm 2020 là 6854 doanh nghiệp (tăng gấp 2 lần so với năm 2015).
Bảng 2.1: Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa Bình Định chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2015 – 2020 Khu vực kinh tế 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 3958 4310 4927 5697 6303 6854 1. Khu vực nhà nƣớc 16 15 13 11 11 10 2. Khu vực ngoài nhà nƣớc 3923 4277 4887 5572 6265 6815 3. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 19 18 27 24 27 29 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Từ bảng 2.1, số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc đang có chiều hƣớng giảm dần, điều này cho ta thấy Nhà nƣớc đã đẩy mạnh cổ phần hóa, cải cách các doanh nghiệp do Nhà nƣớc quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nƣớc. Tính tới năm 2020 số lƣợng doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc chỉ chiếm 0,14% tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Trong khi đó, số lƣợng DNNVV ở khu vực ngoài nhà nƣớc tăng một cách mạnh mẽ, điều này khẳng định rằng nhà nƣớc rất quan tâm tới các doanh nghiệp tƣ nhân và đã đƣa ra những chính sách phù hợp giúp các doanh nghiệp này phát triển một cách hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cao, một phần do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ sự phát triển các ngành kinh tế đã tạo điều kiện cho các DNNVV này phát triển. Số lƣợng DNNVV ở khu vực nhà nƣớc năm 2015 là 3923 doanh nghiệp, năm 2018 là 6256 doanh nghiệp và tới năm 2020 là 6815 doanh nghiệp (chiếm 99,43% tổng số doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh). Đối với các DNNVV thuộc khu vực có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài mặc dù số lƣợng doanh nghiệp không lớn chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhƣng nhìn chung số lƣợng doanh nghiệp này có sự phát triển qua các năm, năm 2015 chỉ có 19 doanh nghiệp nhƣng tới năm 2020 số doanh nghiệp này đã là 29.
Số lƣợng doanh nghiệp tăng hàng năm điều này có thể khẳng định rằng tỉnh Bình Định đang tạo môi trƣờng rất tốt cho doanh nghiệp hoạt động đơn cử nhƣ ban hành Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh, ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 30/7/2020 về việc Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2021, Quyết định số 2960/QĐ- UBND ngày 25/7/2020 về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025…[37] Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định thì số lƣợng DNNVV chiếm trên 95% trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, đây cũng là tình hình chung so với cả nƣớc. Điều này khẳng định doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Với sự gia tăng về số lƣợng của DNNVV cũng gây ra nhiều khó khăn cho các cấp quản lý, tuy nhiên UBND Tỉnh Bình Định và Trung ƣơng đã kịp thời điều chỉnh các thủ tục, quy trình nhằm hỗ trợ DNNVV về mọi mặt ví dụ nhƣ điều chỉnh cơ chế cơ chế sử dụng các nguồn vốn và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển … UBND tỉnh giao chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tƣ cải cách thủ tục hành chính khi doanh nghiệp tới liên hệ công tác, thƣờng xuyên tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tƣ, kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau…
Bảng 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa Bình Định phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2015 – 2020
Ngành kinh tế Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 3958 4310 4927 5697 6303 6854
1. Nông – Lâm – Thủy sản 44 54 69 94 121 240
2. Công nghiệp 660 718 812 925 1035 1237
3. Xây dựng 629 658 738 849 939 995
4. Thƣơng mại, khách sạn.
nhà hàng 1772 1787 2108 2168 2324 2862
5. Vận tại, bƣu chính, viễn
thông 468 468 530 572 612 678
6. Các dịch vụ khác 385 625 670 999 1292 842
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Cơ cấu doanh nghiệp chia phân theo ngành kinh tế đƣợc phân chia thành 6 nhóm ngành: Nông – Lâm – thủy sản; Công nghiệp; Xây dựng; Thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng; vận tải, bƣu chính, viễn thông và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng nhanh về số lƣợng và phát triển đa dạng ở các ngành nghề trong đó ngành thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng chiếm trung bình 41,3%; nông – lâm – thủy sản chiếm 1,8%; công nghiệp 16,8%; xây dựng chiếm 15%; vận tải, bƣu chính, viễn thông chiếm 10,5%; các ngành dịch vụ khác chiếm 14,6%. Từ những số liệu ở bảng 2.2 cho ta thấy tỷ trọng về số lƣợng doanh nghiệp tại các nhóm ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể, sự thay đổi này có tác động làm thay đổi những cơ cấu của nền kinh tế, chuyển tƣ nông nghiệp sang dịch công nghiệp và dịch vụ, các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực với nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất so với các lĩnh vực khác điều này có thể thấy đƣợc
các doanh nghiệp bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh… dẫn tới ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất và xuất khẩu. Tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh có bờ biển đẹp, nhiều khu du lịch đƣợc đầu tƣ quy mô vì thế nên số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng dẫn tới các doanh nghiệp kinh doanh về nhà hàng, thƣơng mại, khách sạn chiếm tỉ trọng lớn.