6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối vớ
doanh nghiệp nhỏ và đến năm 2025 tầm nhìn 2035
Trong thời kỳ đổi mới, tƣ duy của Đảng ta về kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, về phát triển kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa
đã có bƣớc phát triển và từng bƣớc bổ sung hoàn thiện hơn qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Đây là nhận thức mới của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tƣ nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm phát triển kinh tế - xã hội và tích cực chủ động hội nhập quốc tế. Đại hội nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp”. [14, tr.102-103, 107-108] Dựa vào tình hình bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nƣớc, việc đổi mới công tác QLNN đối với DNNVV trên cả nƣớc nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng cần dựa trên những quan điểm chủ yếu sau đây:
Một là, phải coi DNNVV là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lƣợng, phát triển về số lƣợng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phƣơng, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ƣu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do
đồng bào dân tộc, phụ nữ, ngƣời tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; ƣu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.… Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển.
Hai là, nội dung QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng cần phải đƣợc đổi mới, tuy nhiên quá trình đổi mới phải đƣợc thực hiện theo lộ trình, từng bƣớc, đồng bộ với các giải pháp liên quan giúp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, thƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ thực hiện trực tiếp công tác QLNN đối với DNNVV nâng cao trình độ chuyên môn tại các nƣớc đang phát triển tiên tiến, hiện đại tuy nhiên phải dựa trên sự kế thựa của nền tảng đã có từ trƣớc.
Bốn là, đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Nhà nƣớc phải tăng cƣờng tính hiệu lực, hiệu quả và song song với sự giám sát của Nhà nƣớc phải phát huy giám sát nội bộ của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và các tổ chức chính trị xã hội.