Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực

hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Các cơ quan ban ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng cần phải hoàn thiện việc xây dựng, ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể nhƣ sau:

Từ trung ƣơng tới địa phƣơng phải đồng nhất về quan điểm, chủ trƣơng và cách thức thực hiện các văn bản của Nhà nƣớc.

Tất cả các văn bản phải đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các ban, ngành liên quan.

Các văn bản pháp luật liên quan đến DNNVV phải đƣợc duy trì ổn định trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp có thể từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cho riêng mình.

Các văn bản pháp luật phải đƣợc các cơ quan chức năng thực hiện đúng và nghiêm minh. Đƣa các cá nhân, tổ chức đại diện cho các tổ chức doanh nghiệp cùng vào xây dựng văn bản pháp luật để có cái nhìn từ nhiều phía. Luật hỗ trợ DNNVV cần phải đƣợc hoàn thiện hơn để tạo hành lang pháp lý, môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Chỉ đạo cơ quan thuế cải cách toàn diện hệ thống thuế nhằm mục đích đơn giản hóa và điều chỉnh mức thuế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế. Tiếp tục mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo hƣớng quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tƣợng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình thu nộp thuế. Đối với các DNNVV tùy vào từng bối cảnh cho phép doanh nghiệp kéo dài thời gian nộp thuế so với doanh nghiệp lớn.

Tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận các chính sách về đất đai, mặt bằng. Đa số các DNNVV đều bị hạn chế về diện tích sử dụng đất không nhiều dẫn tới không đảm báo diện tích để sản xuất kinh doanh. Vì vậy đối với chính sách đất đai, tỉnh Bình Đình cần phải sớm hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tổng thể, giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Để tạo điều kiện tốt đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận đất đai, sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn, Nhà nƣớc và chính quyền tỉnh phải có các chính sách cụ thể sau:

+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công tác tại Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố và tỉnh nhằm mục đẩy nhanh quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất chi tiết và công khai để doanh nghiệp làm cơ sở thuê đất, đấu thầu…

+ Tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng tốt và đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiền thuê đất. Có chính sách hỗ trợ hợp lý các DNNVV sản xuất kinh doanh trong khu dân cƣ nhƣng gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi đôi thị.

+ Thống kê và thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích để lập các quỹ đất cho doanh nghiệp thuê sử dụng mục đích phát triển kinh doanh. Tạo điều kiện cho DNNVV tỉnh Bình Định tiếp cận các nguồn vốn ƣu tiên cho các doanh nghiệp có hàng hóa giá trị cao, hàng hóa xuất khẩu. Đa số các DNNVV đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tỉnh Bình Định cần phải có những chính sách, giải pháp cụ thể doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Định bị ảnh hƣởng bởi dịch bệnh Covid-19 dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp cầm chừng, thậm chí không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Để hỗ trợ cho DNNVV, các cấp chính quyền tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tháo gỡ khó khăn để DNNVV đóng góp tốt hơn cho sự phát triển KT-XH, cụ thể:

Một là, chú trọng phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức nhằm nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh. Nhiều DNNVV đƣợc hỗ trợ đầu tƣ, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Một số DNNVV đã tham gia vào chuỗi các DNNVV sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho Nhật Bản. Sở Công thƣơng Bình Định đã tham mƣu UBND tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo với đại diện các DNNVV, đề xuất UBND tỉnh Bình Định ban hành nhiều chính sách tạo môi trƣờng thuận lợi giúp DNNVV thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực.

Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trƣởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn, Bình Định mở rộng

giao lƣu thƣơng mại, đầu tƣ - văn hóa - khoa học - công nghệ... với các tỉnh trong khu vực. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phƣơng trên tuyến Tây Nguyên – Duyên Hải Nam Trung bộ.

Ba là, xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp và có chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp mới thành lập ở Bình Định. Việc phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp không chỉ là sự hỗ trợ phát triển trƣớc mắt mà còn là một giải pháp lâu dài nhằm thúc đẩy và mở rộng khu DNNVV. Các DNNVV sau khi đƣợc hỗ trợ, đƣợc “ƣơm tạo” sẽ tham gia vào hệ thống kinh doanh thực sự. Không gian và dịch vụ sẽ đƣợc tiếp tục sử dụng cho các DNNVV mới khác. Nhƣ vậy, giống nhƣ một “vƣờn ƣơm” cây trồng, các thế hệ doanh nghiệp sẽ lần lƣợt đƣợc hình thành và đƣợc hỗ trợ phát triển tốt hơn. Vƣờn ƣơm sẽ hỗ trợ DNNVV đƣợc phát triển trong một điều kiện an toàn hơn, tức là giảm thiểu rủi ro trong quá trình khởi sự kinh doanh, giảm bớt tỷ lệ thất bại và phá sản của DNNVV điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt các chi phí, tổn thất của xã hội.

Bốn là, các cơ quan chức năng của tỉnh cần tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các DNNVV làm cơ sở để DNNVV có thể nâng cao chất lƣợng xây dựng và điều hành chiến lƣợc đầu tƣ, kinh doanh của mình. DNNVV cần chủ động trong việc điều chỉnh chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh, đƣa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình nhƣ rà soát lại và điều chỉnh đầu tƣ, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tối đa công suất, tiết kiệm chi phí, đổi mới thiết bị, tăng năng suất, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đa dạng thị trƣờng xuất khẩu, sử dụng các công cụ chống rủi ro, thƣơng lƣợng với đối tác để điều chính tăng giá bán đối với các hợp đồng đã và hợp đồng mới, tìm nguồn cung cấp mới, nguyên liệu thay thế rẻ hơn, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)