Đánh giá chung theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí

Sử dụng các kết quả phân tích thực trạng QLNN đối với DNNVV tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV theo các tiêu chí.

2.3.2.1. Tính hiệu lực:

Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nƣớc đã phát hiện ra các sai phạm của DNNVV và kịp thời điều tiết, can thiệp, hỗ trợ của Nhà nƣớc giúp DNNVV ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định chấp hành tốt các kết luận của thanh tra và đã khắc phụ những khuyết điểm do các đoàn thanh tra yêu cầu.

Tỉnh Bình Định ban hành văn bản đầy đủ theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, đòng bộ, kịp thời, ít thay đổi dẫn đến các doanh nghiệp có thể dựa vào đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn cho đơn vị.

2.3.2.2. Tính hiệu quả:

DNNVV đã và đang khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. DNNVV phát triển đã giúp tạo cơ hội việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh giải quyết đƣợc 91.791 lao động trên địa bàn tỉnh vào năm 2020, góp phần vào việc đô thị hóa , hình thành đội ngũ kinh doanh năng động. DNNVV phát triển góp phần tăng trƣờng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ, khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ…

2.3.2.3. Tính phù hợp:

Tiêu chí phù hợp trong QLNN đối với DNNVV bao gồm: Sự phù hợp của các mục tiêu định hƣớng; các quy định của pháp luật có nội dung bên trong phù hợp nhau, phù hợp trong quy định pháp luật giữa các hình thức quản lý DNNVV, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cho DNNVV, sự phù hợp giữa các quy định đối với DNNVV với các quy định pháp luật khác, sự phù hợp giữa các quy định đối với DNNVV với thực tế; phù hợp về nội dung, phƣơng pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, phƣơng thức, hình thức, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình DNNVV.

2.3.2.4. Tiêu chí công bằng:

Các DNNVV trên địa bàn đã tiếp cận đƣợc những ƣu đãi của Chính phủ và tỉnh dễ dàng hơn. Về tiếp cận vốn: Các ngân hàng hiện nay đã sẵn sàng hơn trong việc cho các DNNVV vay và tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho DNNVV cũng tăng lên bao gồm hoạt động cho thuê tài chính và một vài hoạt động bao thanh toán bắt đầu đƣợc triển khai. Tiếp cận vốn là một nhân tố đầu vào quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả DNNVV, và là một nhân tố chính yếu quyết định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là việc tiếp cận tài chính hiện nay đối với các DNNVV đã trở nên phong phú vì thực tế hiếm có quốc gia nào trên thế giới đạt đƣợc điều này.

Trong tƣơng lai, các DNN&V sẽ cần tiếp cận nhiều hơn tới các cách thức huy động vốn dài hạn, ví dụ: huy động vốn cổ phần, hoặc các khoản vay dài hạn hơn nhằm tạo nguồn ngân sách để đầu tƣ vào công nghệ mới, để các DNN&V tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tỉnh Bình Định đã triển khai tổ Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 và Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ vè tín dụng đầu tƣ của nhà nƣớc, nhiều gói tín dụng hỗ trợ DNNVV khác đã đƣợc các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai nhƣ: quỹ thanh niên Bình Định lập nghiệp, khởi nghiệp; gói tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội…

2.3.2.5. Tính bền vững:

Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách phát triển KTXH tỉnh Bình Định đã và đang triển khai tích cực. Các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng tỉnh đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, quy hoạch kinh tế - xã hội huyện, thị xã, thành

phố đã đƣợc triển khai lập, thẩm định và phê duyệt.

Đến nay, tất cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành phê duyệt; quy hoạch ngành, lĩnh vực cơ bản đã hoàn thành và đƣợc phê duyệt. Đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc. Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch 8 KCN (chƣa tính các KCN trong KKT Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); tập trung xây dựng Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trƣởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận theo trục Bắc - Nam và Đông Tây; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nƣớc sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thƣơng mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bƣu chính, viễn thông...

Với những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc yên tâm đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Với gần 7.000 DNNVV tỉnh Bình Định luôn quan tâm và coi việc tạo điều kiện để DNNVV phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh

tế- xã hội, tập trung các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)