6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nƣớc đối với doanh
không ít các chủ doanh nghiệp bị các cá nhân lợi dụng bằng những thủ đoạn không hợp pháp để gấp sức ép và trục lợi về mặt kinh tế.
Hai là, DNNVV thƣờng sử dụng nơi ở làm nơi sản xuất kinh doanh một cách tự phát, các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lợi nhuận, công nghệ sản xuất sản phẩm chứ chƣa thật sự chú trọng đầu tƣ vào công nghệ bảo vệ môi trƣờng dẫn tới hủy hoại, tàn phá môi trƣờng, hệ sinh thái trong quá trình phát triển, vỉa hè, lối đi chung bị chiếm dụng. Nhà nƣớc phải bỏ những khoản chi phí ra để xử lý những vấn đề này rất lớn, có thể lớn hơn rất nhiều lợi nhuận do doanh nghiệp đem lại đặc biệt về vấn đề môi trƣờng.
1.2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NHỎ VÀ VỪA
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1. Khái niệm
* Khái niệm quản lý:
Quản lý là toàn bộ các kỹ thuật về tổ chức và quản trị một doanh nghiệp. [44, trang 75]
Định nghĩa này coi quản lý là các kỹ thuật đƣợc áp dụng trong việc chỉ đạo, lãnh đạo trong các doanh nghiệp mà thôi. Tác giả cho rằng định nghĩa này đã cũ. Vì thực tế, thuật ngữ “quản lý” đã sử dụng rộng rãi, không chỉ trong các doanh nghiệp, khu vực tƣ mà ngay cả trong khu vực công và nhất là trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Nó cũng không đơn thuần là các kỹ thuật, mà đòi hỏi nhà quản lý biết sử dụng những tài năng có trong tay để lãnh đạo tốt nhất ngôi nhà mà ngƣời ta giao phó.
Quản lý là tổ chức và lãnh đạo các nguồn lực nhằm đạt đƣợc kết quả mong muốn. [44, trang 75]
Định nghĩa này đã đề cập đến và nhấn mạnh vào mục tiêu của hoạt động quản lý là kết quả mà hoạt động quản lý cần đạt tới. Đối tƣợng ở đây cụ thể là các nguồn lực (có trong một tổ chức, một cơ quan, một doanh nghiệp hay một quốc gia).
Pierre G. Bergeron có một định nghĩa rõ ràng hơn với các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý: Quản lý là hành động của việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của các thành viên của một tổ chức để thực hiện các mục tiêu của tổ chức đó. [46, trang 467].
Một số quan điểm khác lạ cho rằng:
Quản lý chính là “bắt ngƣời khác làm”, là “đảm bảo cho mọi việc đƣợc làm”, là “đƣa những ngƣời khác vào khuôn khổ sao cho họ thực hiện đƣợc những cái mà họ phải làm”. [45, trang 16-17]
Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý Việt Nam: “Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc tƣơng ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của ngƣời quản lý và nhằm đạt đƣợc mục đích đã định trƣớc. [16, trang 258].
Nhƣ vậy, ta thấy thuật ngữ Quản lý có thể đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của những nhà khoa học khác nhau. Có thể đƣa ra một khái niệm chung về quản lý nhƣ sau: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, hƣớng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con ngƣời, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.
*Khái niệm: Quản lý nhà nước
Thuật ngữ “Quản lý nhà nƣớc” đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Theo từ điển Thuật ngữ pháp lý thông dụng:
Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ máy Nhà nước từ cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban hành chính Nhà nước; cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân các cấp. (theo nghĩa rộng)
Quản lý Nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (Quản lý hành chính nhà nước): Chính phủ, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở phòng ban chuyên môn của UBND. (theo nghĩa hẹp)
Theo Đoàn Trọng Thuyết định nghĩa “Quản lý Nhà nước là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức chính trị xã hội – khoa học – văn hóa – xã hội… nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo mục tiêu đã định”. [30, trang 14]
Theo Nguyễn Ngọc Diệp “Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước”. [16, trang 258]
Theo giáo trình Quản lý hành chính Nhà nƣớc ngạch chuyên viên của Học viện hành chính Quốc gia “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người”. [19, trang 15]
Trong giáo trình của công chức cao cấp đƣa ra khái niệm QLNN nhƣ sau: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực Nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc về tổ chức và cán bộ của bộ máy Nhà nước do tất cả các cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn
mà Nhà nước đã giao trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân”. [20, trang 62]
Nhƣ vậy có thể hiểu Quản lý nhà nƣớc theo nghĩa bao quát là nói chức năng của tổng thể bộ máy Nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp thì Quản lý Nhà nƣớc không bao gồm hoạt động lập pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc, mà đó là hoạt động điều hành công việc hằng ngày của quyền hành pháp và của hệ thống tổ chức hành chính.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm Quản lý Nhà nƣớc của các học giả, các nhà nghiên cứu tác giả đƣa ra một khái niệm chung nhất về Quản lý Nhà nƣớc nhƣ sau: “Quản lý Nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực của Nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện nhưng chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật”.
* Khái niệm Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nƣớc và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV là sự tác động của cơ quan quyền lực nhà nƣớc bằng các phƣơng thức công quyền đối với quá trình hình thành, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp còn đƣợc hiểu là việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để can thiệp và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc can thiệp và điều chỉnh của nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng công cụ pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nƣớc sử dụng công cụ quản lý chủ yếu bằng kế hoạch, mệnh lệnh, các quyết định hành chính. Việc thành lập doanh nghiệp do nhà nƣớc quyết định và phụ thuộc vào ý chí của nhà nƣớc. Chỉ có hai loại hình doanh nghiệp đƣợc phép thành lập doanh nhà nƣớc và hợp tác xã, hoạt động của doanh nghiệp cũng đƣợc quản lý bằng các công cụ - đó là kế hoạch, quy hoạch, mệnh lệnh và các quyết định hành chính. Việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào nhà nƣớc, với hình thức duy nhất là giải thể. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các thực thể kinh tế tham gia vào các thị trƣờng theo quy luật của thị trƣờng. Các doanh nghiệp tự chủ quyết định sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, nhà nƣớc quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đƣợc đề cao.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của nhà nƣớc thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế lên các DNNVV nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã đặt ra.
Cần khẳng định rằng, quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các DNNVV mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV. Quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV bao gồm cả việc tạo lập môi trƣờng pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp.
1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng hợp từ các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nƣớc nhìn chung đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
Một là, phải phù hợp với thể chế của nền kinh tế thị trƣờng, lấy kinh tế thị trƣờng làm nền tảng chính để tổng hợp và từ đó định hƣớng cho cho việc áp dụng công cụ quản lý.
Hai là, do ở Việt Nam nền kinh tế đã đƣợc đa dạng hóa về hình thức sở hữu và chuyển cơ chế thị trƣờng nên quản lý đối với DNNVV phải đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp, công cụ phải khác ở giai đoạn trƣớc, pháp chế xã hội chủ nghĩa đƣợc tăng cƣờng trong QLNN. Bắt buộc Nhà nƣớc phải dùng pháp luật để quản lý các đối tƣợng này. Trong những năm vừa qua trật tự kinh tế của nƣớc ta có nhiều rối loạn nó làm gây tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế bởi vì vẫn có tình trạng buông lỏng kỷ luật, coi thƣờng pháp luật của các doanh nhân. Để khắc phục triệt để tình trạng trên Nhà nƣớc phải tăng cƣờng lập pháp và tƣ pháp. Đối với tƣ pháp, phải nghiêm từ giám sát, thanh tra, kiểm tra, phát hiện sai phạm, điều tra sai phạm, nếu sai phạm nghiêm trọng phải gửi cơ quan cảnh sát điều tra tránh lọt tội phạm. Đối với lập pháp phải đƣa mọi mối quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, có bộ luật phải đồng bộ, chính xác và có chế tài rõ ràng.
Ba là, QLNN đối với DNNVV có chức năng chính là định hƣớng về mặt chiến lƣợc cho các doanh nghiệp thông qua các công cụ pháp luật và công cụ chính sách kinh tế vĩ mô; hình thành môi trƣờng pháp lý và thể chế cho doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên để xem doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật hay không. Nhà nƣớc phải đặc biệt quan tâm tới những chính sách khuyến khích ngƣời dân lập nghiệp, khởi nghiệp. Mục tiêu chính quả QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là tạo môi trƣờng hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh.
1.2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quá trình kinh doanh sản xuất và phát triển doanh nghiêp, DNNVV gặp nhiều khó khăn, cần đƣợc các cơ quan QLNN can thiệp, cụ thể nhƣ sau:
- Khó khăn về vốn: Hầu hết các DNNVV đều có vốn điều lệ ban đầu thấp dẫn đến hạn chế trong việc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay lại khó, thủ tục khi vay vốn chƣa rõ ràng. Điều này rất cần nhà nƣớc xây dựng một quỹ vốn riêng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận.
- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Hầu hết ở các địa phƣơng quy hoạch sử dụng đất thƣờng ngắn và thƣờng thay đổi dẫn tới các doanh nghiệp không dám mạnh dạn xây dựng hế cơ sở kinh doanh kiên cố. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một mặt bằng lâu dài để an tâm sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với DN nói chung và DNNVV nói riêng.
- Khó khăn thị trường đầu ra của doanh nghiệp: Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam có hơn 200 bạn hàng là các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới tuy nhiên khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng chƣa thật sự vững chắc.
- Công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp: DNNVV ở Việt Nam nhìn chung phải đối mặt với dây chuyền sản xuất lạc hậu, máy móc và thiết bị cũ kỹ.
- Thông tin về cơ chế, chính sách: Doanh nghiệp rất quan tâm các thông tin liên quan tới các cơ chế chính sách từ các cơ quan QLN, vì vậy các cơ quan QLNN cần phải đẩy mạnh việc cung cấp thông tin này tới các chủ doanh nghiệp.