Đổi mới bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 100 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đổi mới bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực trạng cho ta thấy bộ máy quản lý nhà nƣớc ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chƣa thực hiện đúng và tốt vai trò quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể: các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do Đảng và Nhà nƣớc ban hành chƣa linh hoạt, xử lý còn chậm và doanh nghiệp chƣa đƣợc hỗ trợ tốt nhất từ chính sách; bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn còn cồng kềnh, chức năng chồng chéo lẫn nhau; doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh; vẫn còn một số cán bộ, bộ phận nhũng nhiễu doanh nghiệp… Vì thế, cần phải đổi mới bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng đội ngủ cán bộ quản lý nhà nƣớc có năng lực, trách nhiệm, trong sạch luôn lấy lợi ích doanh nghiệp làm hàng đầu và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp DNNVV ổn định sản xuất kinh doanh; tinh giản bộ máy quản lý nhà nƣớc và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cơ quan chuyên môn.

Đổi mới bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một việc làm hết sức phức tạp vì nó ảnh hƣởng tới nhiều cơ quan từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, do đó vấn đề đặt ra là phải cần thực hiện đồng bộ từng giải pháp và tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra.

Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV: Kiện toàn và đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan QLNN các cấp đối với DNNVV theo hƣớng hiệu lực và hiệu quả; Đổi mới phi tập trung, tạo điều kiện cho DNNVV tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong SXKD, tuân thủ pháp luật và điều lệ của DNNVV. Đối với các DNNVV cố 100% vốn nhà nƣớc thì Nhà nƣớc phải có những tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Giải pháp thực hiện cụ thể bao gồm: Phân cấp rõ ràng cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cơ quan QLNN không đƣợc phân biệt giữa các DNNVV khác nhau về hình thức sỡ hửu và thành phần kinh tế; Cán bộ công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tách biệt rõ ràng với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện chức năng sở hữu; đào tạo mới, kiện toàn đội ngũ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế gây nhũng nhiễu doanh nghiệp cản trở DNNVV phát triển.

3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong công tác QLNN thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng nhằm góp phần giúp DNNVV phát triển đúng với định hƣớng chung của nền kinh tế góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh đƣợc đảm bảo; Nhà nƣớc phải có những cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát phù hợp khi giao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan QLNN liên quan kiểm soát tài chính và đầu tƣ, sử dụng đất, thực hiện các chính sách của nhà nƣớc nhằm mục đích phát hiện ra dấu hiệu sai phạm của doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh và giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về các thủ tục hành chính. Các giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, giám sát các DNNVV cần thực hiện một số nội dung, cụ thể nhƣ sau:

Một là, kiểm tra việc thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hay không, nhằm giúp doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong các nội dung đã đăng ký với cơ quan Quản lý nhà nƣớc.

doanh nghiệp, lắng nghe doanh nghiệp đề xuất các ý kiến từ đề từ đó tham mƣu cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc giải quyết và tạo điều kiện để DNNVV phát triển.

Ba là, trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải không ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không đƣợc gây khó dễ, nhũng nhiễu doanh nghiệp, thực hiện đúng nội dung kế hoạch thanh tra mà đã đƣợc cơ quan chức năng ban hành.

Để công tác thanh tra, kiểm tra mang lại hiệu quả cao, trong thời gian tới tỉnh Bình Định và các ngành chức năng liên quan cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, không đƣợc thanh tra, kiểm tra chồng chéo. Trong một năm doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan nhƣ: thuế, hải quan, công an, kiểm toán… Vì phải tiếp và phục vụ rất nhiều đoàn kiểm tra dẫn tới ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần xây dựng một kế hoạch chung và đƣợc ban hành từ cuối năm trƣớc để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và một năm tối đa 02 lần thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Hai là, có các chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra để tránh gây tiêu cực trong quá trình công tác, có các biện pháp kỷ luật đối với những cán bộ thanh tra gây tiêu cực, nhũng nhiễu doanh nghiệp. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho các cán bộ thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)