6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
Thứ hai, tiêu chí hiệu quả: Hiệu quả QLNN đối với DNNVV đƣợc đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế DNNVV đã đạt đƣợc và chi phí QLNN đã bỏ ra. QLNN đối với DNNVV đạt hiệu quả cao khi hiệu quả đạt mức tối đa và chi phí QLNN ở mức tối thiểu. Hiệu quả QLNN đƣợc đánh giá bằng mức độ đạt đƣợc các nội dung QLNN so với các mục tiêu QLNN đối với DNNVV.
Thứ ba, tiêu chí phù hợp của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trả lời đƣợc cho các câu hỏi: QLNN đối với DNNVV có góp phần tăng trƣởng và ổn định kinh tế xã hội hay không? Có phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc hay không?
Thứ tư, tiêu chí công bằng: Hiện nay vẫn còn tình trạng bất bình đẳng trong việc hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận các nguồn vốn vay trong khi đó các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỉ lệ tín dụng cao, lấn át các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Pháp luật vẫn chƣa hoàn thiện về luật cạnh tranh để tạo môi trƣờng tốt nhất giữa các doanh nghiệp. Vì thế phải bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.
Thứ năm, tiêu chí bền vững: Tiêu chí bền vững trong QLNN đối với DNNVV đƣợc biểu hiện qua sự ổn định về định hƣớng, ổn định về pháp lý và đảm bảo hài hòa lợi ích cho các tổ chức hoạt động trong các DNNVV và lợi ích chung cho phát triển KT-XH.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa
1.2.4.1. Môi trường chính trị và thể chế chính sách
Chính trị: Để đầu tƣ vào một quốc gia hay một địa phƣơng nào đó yếu tố đầu tiên nhà đầu tƣ quan tâm đó là yếu tố chính trị. Sự ổn định hay biến động về bộ máy chính trị của một quốc gia hay thể chế chính trị của một quốc
gia đó là những tín hiệu để chủ doanh nghiệp nhìn nhận ra những cơ hội và thách thức tại những nơi họ muốn đầu tƣ và họ có quyết định đầu tƣ hay không. Chính trị có thể tác động đến bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vì thế chủ đầu tƣ cần phải nhạy bén trong quá trình phân tích tình hình chính trị nội bộ tại quốc gia hay địa phƣơng muốn đầu tƣ để có thể đƣa ra các kế hoạch ngắn và dài hạn phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Thể chế, chính sách: Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tuân theo. Hệ thống các định chế hợp thành một tổng thể các chế độ nhà nƣớc, hình thức tổ chức nhà nƣớc, các chế độ về lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Vì thế nên, đây là nhóm yếu tố quan trọng và liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Có nhiều thể chế, chính sách tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
+ Thể chế, chính sách về đầu tƣ giúp hỗ trợ doanh nghiệp về môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất và an toàn, tự tin mở rộng đầu tƣ. Thể chế, chính sách đầu tƣ có tác dụng giúp doanh nghiệp giảm nguồn lực, chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Thể chế, chính sách về thƣơng mại nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp có môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng.
+ Thể chế, chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động… giúp yếu tố đầu vào của doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn và giảm chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào.
Các thể chế, chính sách tác động trực tiếp tới hoạt động QLNN đối với DNNVV. Những chính sách quy định về nội dung, phƣơng pháp, bộ máy quản lý và những chính sách này đƣợc thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nếu các chính sách này đúng và phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả quản
lý cao và ngƣợc lại sẽ giảm hiệu quả đối với công tác quản lý nếu hệ thống chính sách này không đồng bộ và không đƣợc đầy đủ.
1.2.4.2. Môi trường kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội ổn định tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và điều này cũng phản ánh đƣợc hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối với DNNVV. Nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, ít lạm phát, môi trƣờng chính trị xã hội ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình huy động và sử dụng vốn và có cơ hội đƣợc bảo toàn và phát triển.
Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi luôn đƣợc nhà đầu tƣ đánh giá là năng động tuy nhiên lại không ổn định và mang lại cho nhà đầu tƣ nhiều cơ hội và cũng nhiều rủi ro, do đó thiên tai, khủng hoảng kinh tế khiến môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định. Ở Việt Nam nói riêng và các nƣớc đang phát triển nói chung đang thiếu yếu tố để doanh nghiệp phát triển. Các yếu tố này đều tác động lớn tới QLNN đối với DNNVV.
1.2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với các DNNVV phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý nền kinh tế. Hoạt động quản lý các DNNVV sẽ tốt hơn nếu tổ chức bộ máy quản lý về kinh tế hợp lý, phù hợp và thống nhất. Hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới, cơ quan trực tiếp tiến hành công tác quản lý các DNNVV nói cũng là cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ quản lý đối với các doanh nghiệp. Bộ máy quản lý gồm một cơ quan trung ƣơng và các cơ quan địa phƣơng. Với mô hình này, việc giám sát doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo phƣơng thức từ xa, định kỳ theo quy định, tiến hành từ cấp địa phƣơng đến trung ƣơng. Công tác giám sát từ xa nếu đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có đƣợc cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh
tế. Tuy nhiên, việc quản lý doanh nghiệp không phải là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác nhƣ đơn vị chủ quản, cơ quan thuế… Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tại chỗ đối với các doanh nghiệp. Việc giám sát tại chỗ cũng thực sự phát huy hiệu quả, nghĩa là thấy và phản ánh đƣợc kịp thời những khó khăn mà DN đang gặp phải để tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tƣ doanh nghiệp đang thực hiện…. Đồng thời các cơ quan quản lý phải tổ chức việc giám sát tại chỗ cho phù hợp, không gây cản trở đối với hoạt động của doanh nghiệp và không để cho một số cán bộ lợi dụng việc giám sát ngay tại doanh nghiệp để làm lợi cho riêng mình.
1.2.4.4. Về mức trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế nên, kinh nghiệm và sự am hiểu của cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nƣớc sẽ giúp phân tích và đƣa ra các kết luận đúng đắn, dự thảo đƣợc những chính sách hợp lý ngƣợc lại sẽ làm ảnh hƣởng tới các doanh nghiệp. Ngoài ra, phẩm cất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lƣơng tâm trách nhiệm hay không.