6. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế của QLNN đối với DNNVV
Để có những giải pháp hoàn thiện, đổi mới QLNN đối với DNNVV, cần dựa trên những hạn chế trong thực trạng QLNN đối với DNNVV, cụ thể nhƣ sau:
Về hoạch địch sự phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch triển khai chậm, chất lƣợng quy hoạch còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ, tổng thể và tầm nhìn dài hạn; quản lý quy hoạch còn bất cập, chƣa theo kịp sự phát triển thực tiễn xã hội, nhiều quy hoạch bị phá vỡ. Quy hoạch các vùng dân cƣ nông thôn còn thiếu và yếu cả về xây dựng và quản lý quy hoạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng cũng nhƣ các điều kiện kinh tế - kỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Công tác dự báo và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển DNNVV còn hạn chế, chƣa lƣờng hết đƣợc những khó khăn, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣa có định hƣớng dài hạn về phát triển DNNVV, thiếu các giải pháp mang tính tổng thể phát triển hệ thống DNNVV trong mối quan hệ với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển DN cũng nhƣ với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT-XH nói chung. Cụ thể ở một số khía cạnh sau:
Vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của DNNVV chƣa đƣợc chú trọng.
Vai trò thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế có nhiều bất cập.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển:
phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích và chung chung, chƣa có những quy định rõ ràng và kết quả còn hạn chế. Một số chính sách có chất lƣợng nội dung chƣa thực tế, hình thức thực hiện chƣa phù hợp với đối tƣợng DNNVV. Các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNNVV hiện đang đƣợc thực hiện rời rạc, manh mún và dàn trải. Trong khi đó, từ phía doanh nghiệp, nếu muốn phát triển bền vững thì phải có cả yếu tố nguồn lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trƣờng, hiểu biết pháp luật kinh doanh… Mức độ xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV ở địa phƣơng còn hạn chế. Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV còn yếu. Nhiều địa phƣơng chƣa chủ động xây dựng các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực hiện các chƣơng trình do các Bộ, ngành và UBND tỉnh chủ trì. Các chƣơng trình, chính sách ƣu đãi thực hiện tản mạn bởi nhiều cơ quan, DN mất nhiều chi phí để đƣợc hƣởng ƣu đãi của các chính sách do đó họ không mấy mặn mà.
Trong bối cảnh, DNNN với tƣ cách là một bộ phận của kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) nhận đƣợc nhiều chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng, các chính sách ƣu đãi tín dụng, chính sách công nghiệp hầu hết hƣớng tới các DN quy mô lớn trong khi chính sách đối với DNNVV còn dè dặt do vậy vô hình dung đã đẩy DNVVN vào thế kém ƣu đãi hơn so với các loại hình DN khác.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh:
Bộ máy QLNN đối với DN là Nhà nƣớc không chuyên sâu lĩnh vực kinh tế, hỗ trợ DNNVV. Cán bộ quản lý đều có trình độ đại học trở lên nhƣng phần lớn chƣa có kinh nghiệm về QLKT, thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính, nên phần nào chƣa đáp ứng so với yêu cầu. Phong cách đôi khi không phù hợp trƣớc sự thay đổi nhanh chóng và linh hoạt của thị trƣờng.
Về kiểm soát nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Kiểm soát hoạt động DNNVV chƣa chặt chẽ. Kiểm toán, thanh tra tại một số đơn vị chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý. Một phần là do thực thi pháp luật chƣa nghiêm. Chi phí không chính thức có thể tạo ra sự thỏa hiệp giữa DN và cơ quan QLNN, do đó không tuân thủ nghiêm pháp luật, tạo môi trƣờng cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN. Hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị còn mang tính hình thức chƣa mang lại hiệu quả cao.