6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Về quy mô lao động:
Bảng 2.3: Lao động tại các khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 – 2020
Khu vực kinh tế
Số lƣợng lao động doanh nghiệp tính tới 31/12 hàng năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 77501 77816 77983 79356 80071 91791 1.DNNVV khu vực NN 675 659 552 426 525 510 2. DNNVV ngoài NN 76532 76867 76949 78377 79004 90668 3. DNNVV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 294 290 482 553 542 613 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Qua bảng trên cho thấy, xu hƣớng lao động làm việc trong các DNNVV ở khu vực ngoài nhà nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng dần qua các năm từ 2015 đến 2020, trong khi xu hƣớng này lại ngƣợc lại ở khu vực NN. Đây là xu hƣớng phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế khi các doanh nghiệp ở khu vực NN đang dần đƣợc thu hẹp còn doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang ngày càng mở rộng phát triển. Cơ cấu lao động tập trung chủ yếu ở các DNNVV ngoài nhà nƣớc với tỉ lệ trên 98,6% hằng năm, trong đó năm có tỉ trọng cao nhất là 2016 với tỉ lệ 98,78% và năm thấp nhất là 2018 với tỉ lệ 98,67%, tuy nhiên mức dao động không đáng kể. Lao động làm việc trong DNNVV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiểm tỉ
trọng thấp nhất ở giai đoạn 2015 - 2017 và có sự đảo chiều thứ tự với tỉ trọng lao động làm việc trong các DNNVV khu vực nhà nƣớc ở giai đoạn 2018- 2020. Nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ trọng lao động tập trung vào các DNNVV ngoài nhà nƣớc là do số lƣợng doanh nghiệp loại này chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời, xu hƣớng tập trung phát triển kinh tế thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực dẫn đến số lƣợng lao động đƣợc thu hút vào khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng gia tăng đã tạo ra sự đảo chiều tỉ trọng giữa DNNVV khu vực NN và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả này cũng đã phần nào thể hiện quan điểm, chủ trƣơng chuyển đổi kinh tế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Bình Định, và cũng là kết quả của việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tƣ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Lực lƣợng lao động tham gia vào khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2015-2020 với tốc độ giảm bình quân giai đoạn là 5,45%. Trong đó, năm có tốc độ giảm lớn nhất là năm 2018 với tốc độ tăng trƣởng giảm 22,8% tƣơng đƣơng với giảm 126 lao động. Điều này là do năm 2018, luật cạnh tranh đƣợc đƣa vào áp dụng với nhiều điều khoản hạn chế độc quyền doanh nghiệp nhà nƣớc. Các doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc không đƣợc bảo hộ nhiều nhƣ trƣớc, đây cũng là một trong những lý do khiến DNNVV khu vực nhà nƣớc chịu ảnh hƣởng và thu hẹp sản xuất, hoặc sáp nhập, giải thể dẫn đến sự giảm sút về số lƣợng lao động ở năm này. Sang năm 2019, thì có xu hƣớng tăng với tốc độ tăng trƣởng đạt 23,2% (tƣơng ứng với tăng 99 lao động) nhƣng vẫn không bù đƣợc số lƣợng lao động bị sụt giảm năm 2018.
Bảng 2.4: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định phân theo các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2015 – 2020
Ngành kinh tế
Số lao động trong các doanh nghiệp tính đến 31/12 hàng năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 77501 77816 77983 79356 80071 91791 1. Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp 1088 1112 1295 1541 1734 3449 2. Công nghiệp 25647 24948 25974 25983 26106 28591 3. Xây dựng 22795 23701 21570 21489 21103 22501 4. Thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng 15804 15923 17092 17362 17922 21991 5. Vận tải, bƣu chính, viễn thông 5729 5444 5167 5140 4959 6957 6. Các ngành dịch vụ khác 6438 6688 6885 7841 8247 8302 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Nếu chia theo ngành kinh tế, lao động làm việc tại các doanh nghiệp theo nhóm ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm 2,06%, công nghiệp chiếm 32,5%, xây dựng chiếm 27,6%, thƣơng mại - khách sạn – nhà hàng chiếm 21,83%, vận tải – bƣu chính – viễn thông chiếm 6,87%, các dịch vụ khác chiếm 9,14% tổng số lao động trong toàn ngành.
Lao động của tỉnh tuy đông, trẻ nhƣng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gặp khó khăn về lao động do vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, có kỹ thuật. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất của DNNVV.