Kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số địa phƣơng trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 52 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số địa phƣơng trong nƣớc

1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc DNNVV cũng chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Vai trò của DNNVV của tỉnh này mang lại rất đáng ghi nhận cụ thể nhƣ: Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn và thành thị, giảm tỉ lệ thất nghiệp trên và góp phần vào tăng thu nhập dân cƣ trên toàn tỉnh... Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tƣ Tỉnh Bắc Ninh số vốn của DNNVV chiếm hơn 50,2% tổng số vốn trên địa bàn tỉnh. Các DNNVV đóng góp không nhỏ vào GDP chung của toàn tỉnh. DNNVV góp phần rất lớn làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng.

Để có đƣợc những kết quả nhƣ ngày nay Bắc Ninh đã và đang lấy DNNVV kiêm chỉ nam trong việc phát triển kinh tế xã hội luôn xác định đây là loại hình quan trọng và tạo mọi điều kiện để cho doanh nghiệp này khai thác tối đa mọi lợi thế mà địa phƣơng có đƣợc. Tỉnh Bắc Ninh trong quá trình xây dựng các chiến lƣợc phát triển DNNVV luôn quan tâm tới sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nƣớc để đƣa ra những chiến lƣợc có tính thống nhất cao.

Các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn thách thức từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp chƣa thật sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau; các thông tin khi gửi tới các doanh nghiệp chƣa kịp thời; ô nhiễm môi trƣờng; sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp từ tỉnh tới địa phƣơng chƣa thật sự ăn khớp… Để tiếp tục phát triển DNNVV và khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp còn gặp phải, các cấp chính quyền toàn tỉnh Bắc Ninh đã tập trung quán triệt Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đất đai, thuế... Ngoài ra tỉnh

còn thƣờng xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhằm lắng nghe các đề xuất, nguyện vọng của các doanh nghiệp và tìm hƣớng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao trên cả nƣớc, có số lƣợng doanh nghiệp đông và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ƣu thế. Mặc dù các DNNVV của tỉnh Bình Dƣơng đóng góp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là không nhỏ, tuy nhiên những doanh nghiệp tại tỉnh này vẫn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhƣ máy móc, thiết bị còn lạc hậu; khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp còn hạn chế… Từ những khó khăn và thách thức trên lãnh đạo tỉnh Bình Dƣơng đã chỉ đạo hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện một số nội dung nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể nhƣ sau: Quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp nhằm giúp DNNVV có đƣợc mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng nhiều chích sách, chủ trƣơng hỗ trợ doanh nghiệp phát huy nội lực và kêu gọi đầu tƣ, cải cách hành chính theo mô hình một cửa, tỉnh chỉ đạo các cơ quan QLNN giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhanh, hiêu quả.

1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở trình bày khái quát về phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Hàn Quốc và kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc nhƣ Bắc Ninh, Bình Dƣơng tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV có thể áp dụng tại tỉnh Bình Định, cụ thể nhƣ sau:

Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm tại một số nƣớc phát triển trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa có tầm

ảnh hƣởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội nó giúp giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và bảo đảm an sinh xã hội. DNNVV phát triển mạnh và bền vững khi chính quyền đảm bảo đƣợc sự công bằng giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV.

Hai là, cơ chế quản lý DNNVV cần thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt phải thƣờng xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế. Hàng năm các cơ quan quản lý về DNNVV phải nghiên cứu và nhìn thấy đƣợc những bất cập trong quá trình hoạt động của DNNVV để tham mƣu cho các cấp có thẩm quyền điều chỉnh thay thế các văn bản lạc hậu, không có tác dụng tạo động lực cho DNNVV phát triển. Để thay đổi đƣợc những văn bản pháp luật mang lại giá trị đi vào thực tiễn cao thì các cơ quan nhà nƣớc phải thƣờng xuyên gặp mặt đối thoại, trao đổi, lan nghe tâm tƣ nguyện vọng của các doanh nghiệp này từ đó để có những đề xuất thực tế nhất để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ba là, thành lập ra nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức này lập ra để giúp DNNVV giải quyết khó khăn về tài chính, thị trƣờng, giao thƣơng quốc tế, lao động chất lƣợng cao, tiếp cận khoa học công nghệ tiến bộ, … Tuy nhiên các chính sách khuyến khích hỗ trợ DNNVV phát triển phải linh hoạt và xuyên suốt từ lúc doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp tới lúc tăng trƣởng, hội nhập quốc tế.

Bốn là, tăng cƣờng hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghệp: Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing, nghiên cứu thị trƣờng, … để giúp DNNVV phát huy hết nội lực của mình.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV và chỉ ra các điểm mà tác giả kế thừa tìm ra khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó tác giả tập trung giải quyết và tìm ra các phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến QLNN đối với các DNNVV. Đó là các nội dung nhƣ: sự cần thiết của QLNN với các DNNVV; đặc điểm và vai trò của QLNN đối với các DNNVV; Cơ chế QLNN đối với DNNVV; Nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với các DNNVV; Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các DNNVV; Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng QLNN đối với các DNNVV.

Về nội dung Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả đã nêu đƣợc các nội dung cơ bản đó là: (1) Về hoạch định sự phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển; (3) Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (4) Tổ chức và thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các DNNVV.

Tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của QLNN đối với các DNNVV ở trong và ngoài nƣớc và tổng hợp đƣợc các kinh nghiệm: Nhà nƣớc cần tạo điều kiện DNNVV nhiều hơn qua đánh giá đúng vai trò và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV. Nhà nƣớc cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng nhƣ luật hóa các chính sách này phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế…

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

GIAI ĐOẠN 2015-2020

Bình Định nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 134 km. Diện tích toàn tỉnh là 6.071 ,3 km2, tổng số dân số của tỉnh Bình Định vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 1.486.918 ngƣời. Lãnh thổ trải dài 110 km theo chiều dài và gần 60 km theo chiều ngang, Bình Định nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km, TP. Đà Nẵng 300 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 650 km về phía Nam, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon tum) qua Lào 300 km, cách cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) qua Campuchia 250 km về phía Tây.

Dựa vào sự phân hóa về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, cùng một số tài liệu nghiên cứu ở Bình Định với 11 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định có thể xác định 2 tiểu vùng kinh tế đó là tiểu vùng Đồng bằng và dải ven biển phía Đông (thị xã Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Thị xã An Nhơn, Tuy Phƣớc và Thành phố Quy Nhơn), tiểu vùng Trung du và miền núi phía Tây (An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vinh Canh).

Bình Định có vị trí địa kinh tế lợi thế, xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm. Bình Định có mối quan hệ chặt chẽ với miền Bắc, miền Nam là hai cực phát triển kinh tế

mạnh ở nƣớc ta, phía Bắc giáp Quảng Ngãi nơi có khu chế xuất và nhà máy lọc dầu Dung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên nơi có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch và phía Tây giáp các tỉnh Tây Nguyên là nơi có tiềm năng thiên nhiên cần đƣợc khai thác. Ngoài ra, Bình Định nằm trên trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt xuyên Việt và đƣờng bộ (Quốc lộ 1A) nối Bình Định với hai đầu cầu của đất nƣớc, đồng thời là cửa ngõ phía Đông gần nhất và thuận lợi nhất của trục đƣờng 19 và cảng Quy Nhơn nối Duyên Hải với Tây Nguyên cũng nhƣ khu vực tiểu vùng sông Mê Kông thông qua Hành lang kinh tế Đông – Tây với chiều dài 770 km. Ngoài ra phía Đông còn giáp biển Đông, có cảng Quy Nhơn là cảng lớn và hấp dẫn, là cửa ngõ ra biển đối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, đây là những nơi có tiềm năng to lớn về hàng hóa lâm sản, khoáng sản, du lịch, …

Nhƣ vậy, với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ này đã tạo ra những lợi thế nhất định trong việc phát huy, khai thác các nguồn lực, tiềm năng hợp tác, giao lƣu trong phát triển kinh tế - xã hội, trong bảo vệ an ninh, quốc phòng, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng, giao lƣu thông thƣơng với các địa phƣơng trên cả nƣớc. Đây là những điều kiện quan trọng để DNNVV phát triển toàn diện và góp phần tô vẽ lên một bức tranh kinh tế của Bình Định nói riêng và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)