Quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

1.1.4.1 Quản lý

Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển thì trình độ quản lý cũng đƣợc phát triển phù hợp. Hoạt động của con ngƣời rất đa dạng và phong phú nên quản lý cũng đa dạng phong phú. Do đó, khi nói về quản lý, các nhà lý luận về quản lý đã có nhiều khái niệm và tƣ tƣởng quản lý khác nhau.

Theo Fredrick Winslow Taylor (1856-1915) thì “Quản lý là biết đƣợc chính xác các điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc mộ cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Trong khi đó, Harold Koontz, Cyri O’donnell và Heinz Weihrich lại cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động, nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức”.

Tiếp nối những nghiên cứu đó, tuy nhiên xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau, ở Việt Nam đã có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học định nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành theo những yêu cầu nhất định”.

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. Quản lý là những hoạt động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát

huy, kết hợp sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu, nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [13, tr.15].

Tuy các tác giả đƣa ra nhiều khái niệm theo những cách tiếp cận khác nhau, nhƣng tất cả đều thừa nhận quản lý luôn đƣợc hợp thành bởi ba thành tố cơ bản: Đối tƣợng của quản lý, chủ thể quản lý và sự tác động từ chủ thể đến đối tƣợng. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể nêu lên một khái niệm quản lý nhƣ sau: “Quản lý là một quá trình chủ thể quản lý (ngƣời hoặc cơ quan quản lý) tác động đến đối tƣợng quản lý (ngƣời hay tổ chức, bộ phận bị quản lý) một cách có chủ đích, có tổ chức, dựa trên các nguồn lực và những điều kiện có thể có, nhằm làm cho tổ chức vận hành hợp quy luật và đạt đƣợc mục tiêu đã xác định”. Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể, đối tƣợng, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và công cụ quản lý. Tất cả các thành tố này có mối quan hệ qua lại và tác động tƣơng hỗ lẫn nhau.

Hình 1.1: Mô hình bản chất hoạt động quản lý

Trong đó:

- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. - Đối tƣợng quản lý là những con ngƣời cụ thể và sự hình thành tự nhiên các mối quan hệ giữa những con ngƣời, giữa những nhóm ngƣời...

- Nội dung quản lý: các yếu tố cần quản lý của đối tƣợng quản lý

- Công cụ quản lý là phƣơng tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhƣ: mệnh lệnh, quyết định, luật lệ, chính sách,...

CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG CỤ, P/P QUẢN LÝ MỤC TIÊU QUẢN LÝ

- Phƣơng pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể tới khách thể quản lý.

- Mục tiêu của tổ chức đƣợc xác định theo nhiều cách khác nhau, có thể do chủ thể quản lý áp đặt hoặc do cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý.

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của ngƣời quản lý (chủ thể quản lý) đến ngƣời bị quản lý (đối tƣợng quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung.

1.1.4.2. Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật nhà nƣớc để điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con ngƣời, duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội.

QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) để thực thi quyền lực nhà nƣớc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

QLNN về ĐTN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc, trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động ĐTN do các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nƣớc ủy quyền nhằm định hƣớng, phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, thiết lập và duy trì trật tự kỷ cƣơng của hoạt động dạy nghề, thoả mãn nhu cầu giáo dục nghề nghiệp của ngƣời dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.

Quản lý sự nghiệp trong các CSDN là sự tác động, điều khiển của ngƣời đứng đầu cơ sở ĐTN và bộ máy quản lý vào các hoạt động ĐTN của đơn vị trên cơ sở chính sách, pháp luật về ĐTN của nhà nƣớc và hệ thống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lƣợng ĐTN, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề đƣợc đề ra.

QLNN về ĐTN cho LĐNT là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các hoạt động ĐTN cho LĐNT, do các cơ quan quản lý ĐTN của nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nƣớc ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT, duy trì trật tự, kỷ cƣơng, thỏa mãn nhu cầu đƣợc ĐTN cho LĐNT và thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp dạy nghề của nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.

QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý của cơ quan quyền lực, của bộ máy quản lý ĐTN từ trung ƣơng đến địa phƣơng đối với các cơ sở ĐTN nhằm hỗ trợ LĐNT học nghề, đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trƣờng lao động.

- Chủ thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là Nhà nƣớc với hệ thống các cơ quan quyền lực của nó mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Khách thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là hệ thống các cơ sở đào tạo và LĐNT tham gia vào quá trình ĐTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)