Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Để thực hiện việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trong 5 năm (2011 - 2015) qua, TP Cần Thơ đã ký kết hợp đồng đào tạo với các CSDN theo hình thức liên kết 3 nhà: Nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt khoảng 5,54%. Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Cần Thơ đã tích cực tuyên truyền để vận động LĐNT tham gia học các nghề phi nông nghiệp. Đến nay có 19.007 LĐNT đã hoàn thành các lớp học nghề. Cụ thể: trung cấp nghề: 155 ngƣời; sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng: 18.852 ngƣời. Trong đó: có 13.775 ngƣời có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ 72,47%; Đã có 582 hộ nghèo có ngƣời tham gia học nghề đã thoát nghèo; 2.236 hộ sau học nghề trở thành hộ khá; trên 14.000 ngƣời sau học nghề đã chuyển sang làm lĩnh vực phi nông nghiệp, cơ cấu lao động trong nhóm ngành công nghiệp – dịch vụ của địa phƣơng tăng lên 73,94%; 9.957 LĐNT có việc làm trong các ngành công nghiệp - dịch vụ, góp phần giảm tỷ trọng lao động ngành nông - lâm- thủy sản xuống khoảng 26%.

Thông qua việc học nghề, nông dân đƣợc trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, vƣơn lên làm giàu. Đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, từng bƣớc đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của địa phƣơng. Một số mô hình đào tạo đã giúp bà con khu dân cƣ vƣợt lũ có công ăn việc làm.

Sở Lao động – TB&XH Cần Thơ đã huy động 37 đơn vị tham gia dạy nghề cho LĐNT chủ yếu là các doanh nghiệp. Hầu hết các cơ sở, đơn vị cơ bản

đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị dạy nghề tại CSDN, cũng nhƣ tại các xã. Để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy và giáo viên dạy nghề phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ, hằng năm ngành Lao động – TB&XH đều tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức sƣ phạm và kỹ năng giảng dạy cho những ngƣời dạy nghề không phải là giáo viên của các trƣờng, trung tâm dạy nghề.

Các khóa học luôn đƣợc thay đổi với các hình thức và phƣơng thức khác nhau nhƣ dạy tại các CSDN; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các công ty; dạy nghề lƣu động tại phƣờng, xã, thị trấn, ấp; dạy nghề tại doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề….

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, TP Cần Thơ đã có nhiều mô hình điểm về ĐTN cho LĐNT có hiệu quả cao nhƣ mô hình trồng lúa giống, mô hình May công nghiệp. Đến nay, Thành phố đã xây dựng và nhân rộng đƣợc 54 mô hình với 1.755 LĐNT đƣợc đào tạo và có việc làm. Ngoài ra các mô hình ĐTN kết hợp với giải quyết việc làm tại chỗ nhƣ may gia dụng, đan lát, làm việc tại hộ gia đình, chăn nuôi, trồng trọt; dạy nghề gắn với giải quyết việc làm theo hình thức hợp đồng 3 bên nhƣ nề, hàn, sửa xe gắn máy… đã giúp nhiều lao động có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Năm 2014, mô hình ĐTN thợ hàn (theo đơn đặt hàng của công ty Lilama), đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời dân ở các khu dân cƣ vƣợt lũ đã giúp nhiều lao động có việc làm, cải thiện mức sống. Từ những mô hình này, nhiều địa phƣơng đã có kinh nghiệm bƣớc đầu trong việc chủ động hợp tác, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực về chuyên môn, có khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo, giải quyết đầu ra sản phẩm của ngƣời lao động. Các mô hình ĐTN gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động đã tạo sự quan tâm, gắn kết chặt ch giữa các Sở, Ban ngành, đoàn thể, địa phƣơng, CSDN, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tổ chức tuyển sinh, ĐTN và giải quyết việc làm tại chỗ.

Trong giai đoạn tới, để việc ĐTN cho LĐNT đạt đƣợc mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, TP Cần Thơ tiếp tục tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Chú trọng bđào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, huy động nhiều thành phần tham gia dạy nghề, tăng cƣờng kết nối giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nhằm giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo, tiến tới hợp đồng ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)