THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 64)

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN TUY PHƢỚC 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhằm đẩy mạnh công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc theo Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. Huyện Tuy Phƣớc đã xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch ĐTN cho LĐNT và đƣợc cụ thể hóa trong Nghị quyết, Quyết định sau:

Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh Bình Định về Chƣơng trình mục tiêu về việc làm và dạy nghề tỉnh Bình Định

giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 26/7/2016 của HĐND tỉnh Bình Định về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chƣơng trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Bình Định quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho chƣơng trình dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết lao động việc làm theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra trong từng giai đoạn, HĐND và UBND huyện Tuy Phƣớc đã xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể nhƣ sau:

- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND huyện về chiến lƣợc phát triển dạy nghề giải quyết lao động việc làm huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020; dạy nghề phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.

- Quyết định số 5575/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND huyện Tuy Phƣớc về việc ban hành Đề án ĐTN và giải quyết lao động - việc làm giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020;

- Sau khi ban hành Đề án ĐTN và giải quyết việc làm cho lao động, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Phòng Lao động – TB&XH chủ trì phối hợp với các ban, ngành, hội đoàn thể và các địa phƣơng tổ chức thực hiện Đề án và xây dựng kế hoạch, báo cáo đúng theo quy định của Nhà nƣớc.

- Ngoài các văn bản trên HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 24/11/2015 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 06/NQ- HĐND ngày 20/7/2012 về ĐTN và giải quyết lao động việc làm huyện giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến 2020. Trên cơ sở đó Phòng đã tham mƣu UBND huyện đã ban hành Quyết định số 9269/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc; Quyết định số 2508/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 về việc Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;

Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND huyện về việc điều chỉnh, bổ sung một số mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án ĐTN và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020.

Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 UBND huyện Tuy Phƣớc đã triển khai các chƣơng trình ĐTN lớn tại địa phƣơng nhƣ ĐTN theo các dự án, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia. Cụ thể là Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 theo Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bên cạnh đó còn thực hiện các dự án ĐTN cho các đối tƣợng cụ thể nhƣ: ĐTN cho phụ nữ nông thôn, ĐTN cho nông dân, dạy nghề cho ngƣời khuyết tật.

Phòng Lao động - TB&XH cũng đã tham mƣu tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm công tác ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2016 - 2020, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT.

2.2.2. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tuy Phƣớc

Nhằm đảm bảo cho hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT đƣợc thực hiện đồng bộ, thống nhất thì công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT.

Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN ở Trung ƣơng bao gồm:

Luật Giáo dục nghề nghiệp 74/2014/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2015 thay thế Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11. Mục tiêu chung của luật này là “nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lƣợng lao động; tạo

điều kiện cho ngƣời học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”. Và Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng chính phủ; Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg; Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dƣới 3 tháng; Thông tƣ 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ĐTN cho LĐNT đến năm 2020; Thông tƣ 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

Trên cơ sở văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, tỉnh Bình Định đã ban hành một số văn bản nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh nhƣ sau: Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh Bình Định về Chƣơng trình mục tiêu về việc làm và dạy nghề tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 12/2016/NQ- HĐND ngày 19/7/2016 về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chƣơng trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết này là 154.122.000.000 đồng.

Trên cơ sở các văn bản của ngành cấp trên để thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho lao động nông theo theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra trong từng giai đoạn, HĐND và UBND huyện Tuy Phƣớc đã chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản cụ thể nhƣ sau:

Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 26/7/2016 của HĐND huyện về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Giảm nghèo, giải quyết việc làm và ĐTN giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở các Nghị quyết của HĐND, UBND huyện Tuy Phƣớc đã ban hành các Quyết định số 3203/QĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND huyện Tuy Phƣớc về kế hoạch thực hiện Chƣơng

trình Giảm nghèo, giải quyết việc làm và ĐTN giai đoạn 2016 -2020; Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBND huyện Tuy Phƣớc về kế hoạch ĐTN nông nghiệp dƣới 3 tháng cho LĐNT năm 2017; Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND huyện Tuy Phƣớc việc kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện GN-GQVL&ĐTN trên địa bàn huyện.

Các kế hoạch và Công văn: Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 29/3/2018 của UBND huyện về Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và ĐTN năm 2018; Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 16/4/2018 của UBND huyện Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện năm 2018.

Các văn bản quy phạm pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy nghề; tháo gỡ một phần vƣớng mắc, bức xúc trong thực tiễn. Công tác quản lý ĐTN ngày càng đƣợc chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả chất lƣợng nguồn lực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tuy Phƣớc

Để triển khai có hiệu quả việc QLNN về lĩnh vực ĐTN cho LĐNT, tại huyện Tuy Phƣớc cũng có bộ máy QLNN gồm có:

2.2.3.1. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề của huyện, thực hiện chức năng QLNN về dạy nghề và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, 05 năm, hàng năm về dạy nghề, chƣơng trình, dự án phát triển dạy nghề của huyện; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban hành các quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trƣờng; Quyết định phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm

tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; hƣớng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong huyện theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động dạy nghề và báo cáo định kỳ về dạy nghề với Sở Lao động - TB&XH và HĐND cùng cấp. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật.

2.2.3.2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Có trách nhiệm giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về dạy nghề trên địa bàn huyện và có trách nhiệm xây dựng và trình UBND huyện phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về dạy nghề; chƣơng trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề, việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các CSDN trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về dạy nghề theo quy định.

Phối hợp, hƣớng dẫn các địa phƣơng, các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án “ĐTN cho LĐNT”, đặc biệt hàng năm trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của các địa phƣơng, kinh phí phân bổ thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT tỉnh giao cho huyện, Phòng Lao động - TB&XH phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mƣu UBND huyện Kế hoạch ĐTN trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 03 tháng cho LĐNT; Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện,

đồng thời thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị dạy nghề và xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn, vận động ngƣời dân tham gia học nghề.

2.2.3.3. Các cơ quan khác có liên quan

- Phòng Giáo dục và đào tạo: phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác ĐTN của huyện, tăng cƣờng công tác phân luồng, hƣớng nghiệp cho học sinh THCS, THPT.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: hƣớng dẫn thực hiện chính sách đầu tƣ, cân đối nguồn vốn, kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện ĐTN trên địa bàn huyện.

- Phòng Nội vụ: phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch quản lý; tham mƣu các chính sách ƣu đãi, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời chịu trách nhiệm tham mƣu UBND huyện phê duyệt Điều lệ trƣờng, xếp hạng trƣờng và công nhận Hiệu trƣởng, giám đốc trƣờng công lập trên địa bàn huyện.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng: phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tham mƣu cho UBND huyện quy hoạch mặt bằng tổng thể các công trình phù hợp với quy hoạch mạng lƣới CSDN và tổ chức thực hiện giám sát, quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng đảm bảo đúng quy định.

- Các hội đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí: thông qua sinh hoạt tập thể của hội, đoàn thể, các thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho toàn thể nhân dân chuyển biến nhận thức về ĐTN, nắm bắt và nhận thức đầy đủ chủ trƣơng, chính sách của trung ƣơng và địa phƣơng về dạy nghề.

Để thực hiện tốt việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện cần triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về quản lý ĐTN cho LĐNT thông qua các văn bản chỉ đạo của UBND huyện đối với các phòng ban ngành; Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt ch và liên tục, có cơ chế đổi mới phƣơng pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Phòng Lao động -

TB&XH cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, triển khai tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về ĐTN... Chính nhờ vậy, những năm gần đây, công tác ĐTN cho LĐNT đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về học nghề để lập thân lập nghiệp đang đƣợc xã hội quan tâm, nhất là các huyện miền núi, hải đảo đã có sự phối hợp của địa phƣơng, lao động sau đào tạo đang dần đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo dần đƣợc nâng cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển KT-XH địa phƣơng.

2.2.4. Thực trạng đầu tƣ các nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tuy Phƣớc

2.2.4.1.Về nội dung chương trình dạy nghề

Nội dung, chƣơng trình luôn đƣợc cập nhật, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật. Các trƣờng đã tổ chức xây dựng, rà soát lại các chƣơng trình dạy nghề bám sát với yêu cầu thực tế của quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho ngƣời LĐNT sau khi học nghề có khả năng làm việc đƣợc ngay. Có giáo trình cụ thể cho các ngành thuộc danh mục ngành nghề đã công bố trƣớc đó. Nhờ vậy mà số lƣợng LĐNT tham gia ĐTN tại các trƣờng, CSDN đều tăng qua các năm.

Trong những năm qua, công tác ĐTN cho LĐNT tại huyện đã có nhiều chuyển biến, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của ngƣời LĐNT có cơ hội đƣợc học nghề cũng nhƣ nhu cầu của các doanh nghiệp. Với phƣơng châm là đào tạo những ngành nghề ngắn hạn phù hợp với điều kiện lao động sản xuất tại địa phƣơng và trên cơ sở các điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế của LĐNT, Phòng Lao động - TB&XH huyện phối hợp với Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện và các CSDN đã nghiên cứu và trực tiếp làm việc với các chính quyền cấp xã, các hội đoàn thể nhƣ: Thanh Niên, Phụ Nữ, Hội nông dân để phối hợp tuyển sinh mở các lớp dạy nghề.

Bảng 2.5. Số lao động đƣợc đào tạo theo các chƣơng trình, đề án

ĐVT: Người

Nội dung Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020

Tổng số LĐNT được đào tạo các cấp

trình độ 2.927 3.657

Trình độ cao đẳng

Trình độ trung cấp

Trình độ sơ cấp 1.710 2.543

Đào tạo dưới 3 tháng 1.217 1.380

(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tuy Phước)

2.2.4.2. Các hình thức và ngành nghề đào tạo

Các hình thức dạy nghề thời gian qua tại huyện Tuy Phƣớc đã đƣợc đa dạng hóa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài mô hình dạy nghề truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)