Đầu tƣ các nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

- Đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Cơ sở vật chất và trang thiết bị ĐTN bao gồm: phòng học, xƣởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thƣ viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập... Cơ sở vật chất, thiết bị là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề. Dạy nghề là dạy và rèn kỹ năng lao động nên cần có hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị đồng bộ giúp học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành tốt kỹ năng sản xuất, thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn đào tạo đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thì cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải đƣợc trang bị đầy đủ, kịp thời, thiết bị phù hợp với công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các CSDN phải luôn luôn đƣợc đầu tƣ, đổi mới để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất theo dây chuyền tại doanh nghiệp. Có nhƣ vậy việc dạy nghề mới có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị thƣờng rất lớn nên việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các CSDN có tham gia ĐTN cho LĐNT phải có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ mô trong việc phân bổ kinh phí cho các CSDN và giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí trên. Vai trò này chủ yếu thuộc về Tổng

cục dạy nghề với tƣ cách là đơn vị thực hiện chức năng QLNN về dạy nghề và các bộ ngành, địa phƣơng có liên quan.

Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị để ĐTN cho LĐNT còn thuộc về chính các CSDN trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội đƣợc huy động từ các đơn vị sử dụng lao động, các tổ chức phi chính phủ theo phƣơng châm “xã hội hóa” ĐTN cho LĐNT.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Để hoạt động ĐTN cho LĐNT đƣợc triển khai một cách đồng bộ cần phải thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý ở địa phƣơng và các CSDN.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề là ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản về nghề, đồng thời cũng là ngƣời hƣớng dẫn nghề và rèn luyện tay nghề. Vì vậy, đội ngũ giáo viên dạy nghề phải là những ngƣời nắm vững lý thuyết, giỏi về thực hành, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề tƣơng ứng với nghề giảng dạy. Đây đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lƣợng ĐTN ở Việt Nam. Giáo viên dạy nghề giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng dạy nghề.

Đầu tƣ phát triển giáo viên dạy nghề có thể coi là đầu tƣ “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực thƣờng xuyên đƣợc đƣa vào các chiến lƣợc ĐTN nhƣ một mục tiêu chiến lƣợc và biện pháp đòn bẩy chính và là giải pháp đột phá trong công tác quản lý.

- Tổ chức, quản lý việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề

Chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề.

năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho ngƣời học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.

Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lƣợng, thời lƣợng các mô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo

Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chƣơng trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phƣơng pháp dạy học tích cực.

Chƣơng trình ĐTN là cơ sở để các CSDN thực hiện các hoạt động ĐTN. Các chƣơng trình hƣớng đến 2 mục tiêu là trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng nghề là chủ yếu. Việc tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, biên soạn chƣơng trình, giáo trình đào tạo thuộc về chức năng của các CSDN dựa trên chƣơng trình khung, các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ và dƣới sự giám sát của cơ quan QLNN về dạy nghề.

Chƣơng trình đào tạo gắn với từng nghề đào tạo. Không có chƣơng trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chƣơng trình riêng theo chuẩn quy định chung. Chƣơng trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tƣơng ứng với mỗi cấp độ đào tạo, mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lƣợng nội dung cũng nhƣ thời gian học.

Cấu trúc của chƣơng trình đào tạo gồm có các môn học chung, các môn học riêng, mô-đun nghề. Thời gian trong chƣơng trình đào tạo gồm có học các môn học, mô-đun bắt buộc theo quy định và thời gian học các môn học, mô-đun tự chọn do cơ sở đào tạo tự xây dựng.

Việc nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng nhƣ sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững đƣợc nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng ĐTN.

chƣa đƣợc thƣờng xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, không theo kịp sự thay đổi, phát triển không ngừng của thị trƣờng lao động nên thiếu linh hoạt, cứng nhắc, lạc hậu không còn phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh, của thị trƣờng lao động. Mặt khác, các chƣơng trình, giáo trình ĐTN phổ biến cũng không đƣợc xây dựng và quản lý thống nhất, đƣợc xây dựng không căn cứ vào phân tích nghề, không dựa trên năng lực thực hiện công việc. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do sự buông lỏng QLNN về chƣơng trình dạy nghề; chƣơng trình dạy nghề của các nghề phổ biến không đƣợc xây dựng và ban hành để áp dụng thống nhất; các trƣờng dạy nghề tự bổ sung, sửa đổi chƣơng trình đào tạo không cùng mặt bằng công nghệ và kỹ thuật đƣợc áp dụng trong sản xuất, kinh doanh; kinh phí dành cho xây dựng chƣơng trình dạy nghề quá thấp, lại phân tán không đủ điều kiện để xây dựng đổi mới chƣơng trình dạy nghề của các nghề phổ biến nói chung và các nghề chuyên ngành nói riêng.

Chính vì thực trạng trên mà trách nhiệm của nhà quản lý về ĐTN là cần có những biện pháp, cơ chế để nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng nhƣ sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững đƣợc nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng đào tạo. Chƣơng trình, giáo trình đào tạo phải đƣợc các CSDN đổi mới theo hƣớng tiếp cận với nhu cầu của thị trƣờng lao động, trong đó đặc biệt chú ý tới việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và rèn tay nghề cho ngƣời học. Một số CSDN kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo với những ngành nghề, trình độ phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo.

chí ĐTN cho LĐNT vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc ít ngƣời cần theo phƣơng thức cầm tay chỉ việc, hết sức cụ thể, không tách rời mà gắn lý thuyết với thực hành theo từng kỹ năng nghề. Thời gian tổ chức các lớp dạy nghề cần rút ngắn, dạy vào những thời điểm thích hợp, thƣờng là lúc nông nhàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)