nghề cho lao động nông thôn
Hoàn thiện nội dung, chƣơng trình đào tạo; giáo trình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phƣơng: Nội dung đào tạo phải sát với thị trƣờng sử dụng lao động. Nắm bắt nhu cầu, thị trƣờng lao động, nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để kịp thời điều chỉnh nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với những thay đổi tại doanh nghiệp. Vì vậy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Dựa trên các đặc điểm KT-XH tại huyện, kết hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, khảo sát một số ngành nghề đang phát triển hiện nay, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 – 2025, trong đó chỉ tiêu ĐTN cho LĐNT với mục tiêu ĐTN cho khoảng 2.500 LĐNT, trong đó có 1.950 lao động học nghề phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ đạt 78% và có 550 lao động học nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ đạt 22%; tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi tốt nghiệp là 75%; đào tạo cho trên 250 lƣợt cán bộ, công chức xã.Đối tƣợng đào tạo là LĐNT từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Nghề đào tạo gồm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp; trong đó, nghề phi nông nghiệp s tập trung đào tạo các nghề trong lĩnh vực ngành kỹ thuật công nghệ, công nghệ, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, làng nghề; ĐTN cho LĐNT vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, xuất khẩu lao động; gắn ĐTN với chiến lƣợc, phát triển KT-XH và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Tỷ lệ LĐNT đƣợc hỗ trợ học nghề có việc làm sau đào tạo, có thêm việc làm mới hoặc tiếp tục làm công việc cũ nhƣng nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập chiếm 80%. Các mô hình ĐTN gắn với doanh nghiệp, hình thành các tổ hợp tác sản xuất sau học nghề đã góp phần khôi phục các nghề truyền thống, giải quyết việc làm, hình thành và phát triển một số nghề mới.
- Đổi mới và hiện đại hóa phƣơng pháp đào tạo nhằm phát huy năng lực của giáo viên, tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo của học viên, nâng cao kỹ năng thực hành của ngƣời học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
- Huy động các doanh nghiệp, nghệ nhân giỏi có kinh nghiệm tham gia xây dựng nội dung, chƣơng trình, giáo trình ĐTN. Phát triển mạnh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong các doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp, kết hợp thực hành tại doanh nghiệp là chủ yếu để cập nhật công nghệ áp dụng vào sản xuất và dạy nghề theo địa chỉ, gắn với việc làm.
- Phối hợp với các địa phƣơng có cùng hƣớng phát triển ĐTN để tham khảo tài liệu cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm nhằm tiếp thu kiến thức mới trong công tác ĐTN.
-Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề: Đây là một trong những nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, đồng thời mang tính chiến lƣợc lâu dài. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ giáo viên đƣợc chuẩn hóa, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, có phẩm chất, đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, và kỹ năng truyền nghề tốt. Để có một đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu, cần chú ý đến các khâu tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý nhƣ:
Tuyển chọn, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lƣợng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lƣợng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy nghề.
Thu hút giáo viên ĐTN; nghệ nhân; thợ lành nghề từ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các làng nghề bằng các chính sách ƣu đãi.
Định kỳ thực hiện công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, phát huy tay nghề cũng nhƣ kinh nghiệm của những nghệ nhân trong công tác truyền nghề.
Hiện nay các nguồn lực để phát triển giáo viên ĐTN chủ yếu từ nguồn ngân sách của Nhà nƣớc và đóng góp của học viên theo quy định thì cần tăng cƣờng huy động các nguồn xã hội hóa để đảm bảo nguồn lực cho phát triển đội ngũ giáo viên.
Huy động các nghệ nhân tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia ĐTN cho LĐNT tại huyện, vì những ngƣời này là ngƣời có thể truyền đạt những kỹ năng tay nghề sát với thực tiễn công việc nhất.