Tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Thực hiện chức năng QLNN về dạy nghề cho LĐNT mà trực tiếp là Sở Lao động – TB&XH tỉnh Tuyên Quang sau 5 năm triển khai, thực hiện Đề án 1956 đã dạy nghề cho 19.893 LĐNT, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt 71.8 %. Trong đó lĩnh vực phi nông nghiệp đã thu hút 8.742 lao động với các nghề: Hàn, điện dân dụng, sửa chữa và lắp ráp xe máy, công nghệ ô tô, sửa chữa và lắp ráp máy vi tính, tin học văn phòng, sửa chữa máy nông nghiệp… Nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp gồm: Trồng cây lƣơng thực, thực phẩm, nấm, cây công nghiệp, trồng rau, cây ăn quả, bảo vệ thực vật, chăn nuôi gia súc - gia cầm, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nuôi giun quế, lâm sinh…

Dựa vào quy mô và kế hoạch đào tạo từng năm của các CSDN, Sở Lao động - TB&XH giao kế hoạch cho các huyện ký hợp đồng với các CSDN theo quan điểm dạy nghề phải dự báo đƣợc nơi làm việc và mức thu nhập ổn định. Trách nhiệm vủa các CSDN là phải liên hệ và giải quyết việc làm cho lao động, đảm bảo trên 70% ngƣời học có việc làm sau khi học nghề. Toàn tỉnh Tuyên Quang có 15 CSDN, trong đó có 1 trƣờng cao đẳng nghề, 2 trƣờng trung cấp nghề, 2 trƣờng trung học chuyên nghiệp và 11 trung tâm dạy nghề. Bên cạnh đó, các CSDN cũng đã tăng cƣờng phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề. Hiện tại có, có 45 chƣơng trình, giáo trình đƣợc các CSDN chỉnh sửa, biên soạn mới phù hợp nhu cầu của ngƣời lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ.

Cam sành Hàm Yên đã là đặc sản của tỉnh Tuyên Quang, song trƣớc đây việc trồng và chăm sóc cam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, sản lƣợng phụ thuộc vào thời tiết nên thu nhập chẳng đáng kể. Sau khi học nghề, ngƣời dân làm đúng theo quy trình kỹ thuật nên cho năng suất cao hơn gấp 3 -4 lần. Cụ thể năm, 2013 năng suất đạt trên 80 tấn, năm 2014 đạt trên 100 tấn, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 5 triệu đồng/tháng. Đây là hƣớng đi giúp ngƣời dân thoát nghèo bền vững.

Trồng nấm ở huyện Sơn Dƣơng đang giúp bà con có thu nhập ổn định và từng bƣớc làm giàu. Với việc áp dụng có hiệu quả những kiến thức mới, đồng thời tận dụng đƣợc rơm, rạ sau thu hoạch, nghề trồng nấm đang đƣợc nhân rộng ra các huyện.

Để đạt đƣợc những hiệu quả thành công nhƣ trên không thể thiếu sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan QLNN về dạy nghề. Nhận thức đƣợc những khó khăn hiện tại nhƣ: Kinh phí hỗ trợ từ Đề án còn hạn chế, một số hoạt động chƣa đƣợc đầu tƣ nên chƣa tạo đƣợc sự phát triển đồng bộ; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu, trình độ chuyên môn chƣa cao; vì địa bàn rộng, địa hình phức tạp nên công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo còn nhiều khó khăn… các nhà quản lý đã tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành trong việc đầu tƣ nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đầu tƣ kinh phí thực hiện điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, phát triển đội ngũ giáo vieenm xây dựng chƣơng trình giáo trình… tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cho LĐNT, giúp họ nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó có cơ chế vận động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào dạy nghề; đồng thời tiến hành xác định nhu cầu học nghề, nhu cầu ngành nghề cần tuyển dụng cũng nhƣ huy động ngƣời sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân trong các làng nghề tham gia dạy nghề. Phát huy và nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm cho lao động trong các khu

công nghiệp, các cụm công nghiệp, làng nghề và dạy nghề tham gia xuất khẩu lao động theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đồng thời lồng ghép Đề án 1956 với các chƣơng trình dự án với các chƣơng trình dự án phát triển KT-XH khác nhƣ chƣơng trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)