Đặc điểm xã hội huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 57 - 60)

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía Nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số 203.307 ngƣời, trong đó có 101.523 ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (trong đó 100.577 người có việc làm). Toàn huyện có 11 xã và 02 thị trấn (trong đó có 01 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển), có 01 cơ sở tham gia hoạt động GDNN (Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tuy Phước); có 1.395 hộ nghèo với 3.751 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,58% tổng hộ dân và 973 hộ cận nghèo với 2.800 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,80% tổng hộ dân; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 45,7 triệu đồng/năm/ngƣời (số liệu điều tra, rà soát cuối năm 2019).

Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực; chƣơng trình nông thôn mới tiếp tục triển khai thực hiện gắn với việc tái cơ cấu nông nghiệp (đến nay có 10/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới); các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện, an ninh chính trị và trật tự xã hội đƣợc tăng cƣờng.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo qua các năm: Năm 2010: 32,39%; năm 2015: 46,17% và năm 2020: 54,55%.

Dân số trong độ tuổi lao động chính là nguồn cung lao động dồi dào cho nền kinh tế của huyện nhà trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đông đảo về số lƣợng nguồn nhân lực thì áp lực về việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch nhƣ thế nào để góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực qua ĐTN cũng là thách thức rất lớn đối với huyện.

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2016- 2020

Năm Tổng số lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế (người) Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp Số lƣợng (người) % Số lƣợng (người) % Số lƣợng (người) % 2016 72087 19133 21 29498 32,3 42589 46,7 2017 89245 18674 20,9 27320 30,6 43251 48,5 2018 90058 20901 23,2 26790 29,8 42367 47 2019 90778 18848 20,8 31041 34,2 40899 45 2020 92009 25410 27,6 32166 35 34433 37,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước)

Qua số liệu ở bảng 2.3, cho thấy ngƣời lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 là 92009 ngƣời, tăng 19922 ngƣời so với năm 2016. Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016 – 2020 tăng 3984 ngƣời. Đây là

thời kỳ có sự chuyển dịch mạnh m về cơ cấu lao động theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. Tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 46,7% năm 2016 xuống còn 37,4% năm 2020, trong khi đó lao động khu vực CN – XD tăng từ 21% năm 2016 lên 27,6% năm 2020, TM - DV tăng từ 32,3% năm 2016 lên 35% năm 2020.

Từ những đặc điểm trên cho thấy: Huyện Tuy Phƣớc là mảnh đất giàu tiềm năng tăng trƣởng nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của khu vực miền Trung nói chung, là điều kiện thu hút một lực lƣợng lớn lao động. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh m của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới và yêu cầu thực tế phát triển kinh tế trong thời gian tới không chỉ đòi hỏi số lƣợng mà còn đòi hỏi chất lƣợng của nguồn nhân lực, có khả năng nắm bắt công nghệ mới, phong cách làm việc mới. Mặt khác, sự chuyển dịch trong ĐTN từ lƣợng sang chất đòi hỏi cần phải có những cải tiến đáng kể về nội dung, phƣơng pháp và các điều kiện khác cho ĐTN, góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm trong sạch môi trƣờng sống. Nhƣ vậy, nếu mạng lƣới ĐTN đƣợc quy hoạch, đầu tƣ hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng s phát huy đƣợc khả năng và hiệu quả đào tạo cho các cơ sở nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu về trình độ kỹ thuật và tay nghề lao động trong các doanh nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác QLNN về ĐTN, đặc biệt là ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc nhƣ đã nêu, huyện Tuy Phƣớc còn có những hạn chế nhƣ:

Nền kinh tế của huyện tuy tăng trƣởng so với đầu nhiệm kỳ nhƣng chƣa bền vững; tốc độ tăng trƣởng kinh tế một số ngành còn đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Công nghiệp phát triển nhƣng quy mô nhỏ chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ quy mô lớn vào địa bàn. Sản xuất nông nghiệp chƣa gắn liền với công nghiệp chế biến; đầu ra sản

phẩm còn bấp bênh trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Một số nguồn thu vào ngân sách thiếu ổn định.

Kết cấu hạ tầng KT-XH chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, nhất là quy hoạch phát triển đô thị. Chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, nhất là đối với lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ và QLNN. Nguồn nhân lực xã hội qua đào tạo thiếu khả năng cạnh tranh, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Do yêu cầu phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, các Khu công nghiệp và tốc độ phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất nên thiếu việc làm và có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề ngày càng tăng... Thực trạng những vấn đề trên là một bài toán khó cần có nhiều lời giải để đi đến đáp số; giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là vùng nông thôn, miền núi và vùng bị thu hồi đất sản xuất. Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong sự phát triển KT-XH của huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)