Thực hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Nhà nƣớc thực hiện quyền lực công của mình để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTN trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ĐTN phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội. Nhà nƣớc thống nhất quản lý hệ thống dạy nghề về mục tiêu chƣơng trình, nội dung đào tạo, kế hoạch dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ. Tất cả những hoạt động quản lý của Nhà nƣớc nhằm mục đích đề ra chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch tổng thể thực hiện mục tiêu chiến lƣợc ĐTN trong từng giai đoạn phát triển, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần

kinh tế đầu tƣ phát triển dạy nghề.

Nhà nƣớc quản lý lĩnh vực ĐTN thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp dạy nghề của Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc; đảm bảo công bằng trong dạy nghề thông qua hệ thống chính sách về dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi ngƣời trong xã hội - kể cả những ngƣời yếu thế, hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia vào quá trình ĐTN.

Nhà nƣớc quản lý ĐTN đảm bảo những yêu cầu về điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chƣơng trình, giáo trình, giáo viên dạy nghề… góp phần nâng cao năng lực ĐTN tại các trƣờng dạy nghề công lập, góp phần cho sự nghiệp dạy nghề phát triển, đảm bảo kỹ năng nghề của ngƣời lao động ngày càng tiệm cận hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu hội nhập với các nƣớc trên thế giới của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

QLNN về ĐTN cũng nhằm hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ĐTN. Ngoài ra, tạo phong trào thi đua, giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm, tích lũy các kỹ năng về dạy nghề và học nghề cho giáo viên và học sinh - sinh viên tại các CSDN.

Bộ Lao động – TB&XH là cơ quan QLNN về ĐTN ở trung ƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc chính phủ thực hiện QLNN về đào tạo nghề. Bộ Lao động - TB&XH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét quyết định các Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về ĐTN; chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển ĐTN.

Đối với cấp tỉnh có Sở Lao động – TB&XH tham mƣu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - TB&XH có trách nhiệm xây dựng và trình UBND cấp tỉnh chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về dạy nghề, chƣơng trình, dự án phát triển

dạy nghề ở địa phƣơng, tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt. Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Lao động - TB&XH và các CSDN trên địa bàn. Trình UBND tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH. Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh. Xây dựng, trình HĐND, UBND cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trong quá trình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngân sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và phân cấp quản lý ngân sách của địa phƣơng. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định.

Cấp huyện có Phòng Lao động – TB&XH chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện, Sở Lao động - TB&XH thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn huyện.

Có thể nói QLNN luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự tạo lập, phát triển nguồn lực quyết định cho sự phát triển là nguồn lực con ngƣời đƣợc ĐTN đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy mà cần thƣờng xuyên hoàn thiện hệ thống QLNN về dạy nghề, xem nó nhƣ một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề của quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)