Đặc điểm kinh tế của huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng và phát triển khá, năm sau cao hơn năm trƣớc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, chính sách xã hội, giải quyết việc làm, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng kỷ cƣơng hành chính và đội ngũ cán bộ công chức tiếp tục có nhiều tiến bộ. Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành tỉnh, huyện đã tích lũy đƣợc những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, những thành tựu về KT-XH trong thời gian qua của huyện đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc có những diễn biến phức tạp; thời tiết có lúc diễn biến không thuận lợi, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và ở ngƣời xảy ra đã ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân, tình hình sản xuất và phát triển KT-XH của huyện.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 –2020

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Nông, lâm và thuỷ sản

Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ GTSX theo giá so sánh 2010 Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % 2016 1932 32 2913 47 1277 21 6122 2017 1963 31,4 3280 47,1 1417 21,5 6660 2018 2096 31,01 3569 47.33 1573 21,66 7238 2019 2175 30,05 3828 47,6 1753 21,9 7756 2020 2334 28,94 4295 50,06 1950 21 8579

Giá trị tổng sản phẩm địa phƣơng tăng bình quân hàng năm là 8,9%; thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 là 47,3 triệu đồng, tăng 1,31 lần so năm 2016 (36,1 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ. Cùng với sự phát triển chung của khu vực thì trong những năm qua huyện cũng đã ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ. Nhờ đó đã thu hút các nhà đầu tƣ vào thị trƣờng tạo nên sự đa dạng về ngành nghề sản xuất và hình thành những nhu cầu lớn về lao động trong các lĩnh vực kinh tế. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý là phải có chính sách đầu tƣ đúng và kịp thời để đảm bảo nguồn cung lao động cho thị trƣờng. Hiện nay, một số địa phƣơng trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc do chịu ảnh hƣởng của tuyến đƣờng Quốc lộ 19 mới đi qua nên diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp (đất nông nghiệp 103,75 km2, đất lâm nghiệp 21,76 km2), một bộ phận lao động trong các lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp bị thiếu đất sản xuất, một số lao động khác thì phải qua đào tạo lại để chuyển dịch sang ngành nghề mới. Tuy việc thay đổi này mang lại hiệu quả tốt về kinh tế nhƣng mặt khác lại làm cho địa phƣơng đứng trƣớc thực trạng phải tổ chức lại việc đào tạo số lƣợng lao động bị ảnh hƣởng từ sự thay đổi đó nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả.

Trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế huyện không những tăng trƣởng cao mà cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng CNH - HĐH. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế của khu vực công nghiệp - xây dựng (CN - XD) đã tăng từ 2913 tỷ đồng năm 2016 lên 4295 tỷ đồng vào năm 2020. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế của khu vực nông lâm thuỷ sản năm 2016 đạt 1932 tỷ đồng và khu vực dịch vụ tăng từ 1277 tỷ đồng năm 2016 lên 1950 tỷ đồng năm 2020.

Sự phát triển về công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ trên địa bàn huyện đã thu hút các nhà đầu tƣ vào thị trƣờng tạo nên sự đa dạng về ngành nghề sản xuất và hình thành những nhu cầu lớn về lao động trong các lĩnh vực kinh tế.

Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải có chính sách đầu tƣ đúng và kịp thời để đảm bảo nguồn cung lao động cho thị trƣờng. Ngoài ra, với cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp hiện đại nhƣ hiện nay, diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp, một bộ phận lao động không nhỏ trong các lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp bị mất việc làm, một số lao động khác thì phải qua đào tạo lại để chuyển dịch sang ngành nghề mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa mang lại hiệu quả cao về kinh tế nhƣng cũng làm cho xã hội đứng trƣớc thực trạng phải tổ chức tốt việc đào tạo số lƣợng lao động này nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả, tạo cơ hội tìm việc làm mới, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm tệ nạn xã hội.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm 2016 – 2020

Đơn vị tính: %

Năm Nông - Lâm - Thuỷ sản Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ Tổng số 2016 32 47 21 100 2017 31,4 47.1 21.5 100 2018 31,01 47,33 21.66 100 2019 30.5 47.6 21.9 100 2020 28.9 50.1 21 100

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tuy Phước giai đoạn 2016-2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)