Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35 - 40)

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đào tạo nghề cho lao động nông thôn

ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, nhà nƣớc và toàn xã hội, trong đó có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các CSDN, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời LĐNT để nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. ĐTN theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn ĐTN với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững. QLNN nhằm định hƣớng mục tiêu ĐTN cho LĐNT và đề ra giải pháp tốt nhất để cân đối cung - cầu nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Chiến lƣợc là thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ một hệ thống các đƣờng lối, chủ trƣơng, phƣơng châm cùng các kế hoạch, biện pháp có tính chất toàn cục nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu lớn trong tƣơng lai của quốc gia, một ngành, một vùng, một cấp chính quyền, một tổ chức.

cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong lĩnh vực dạy nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác.

Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ; đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phƣơng hƣớng đƣợc xác định trong đƣờng lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT là hƣớng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hƣớng vào các chƣơng trình, kế hoạch đó.

Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêu hoạt động đƣợc hoàn thành. Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phí bao nhiêu?

Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu KT-XH ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô đƣợc thực hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sỏ, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếu tƣơng ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch là việc cần làm trong tất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các việc còn lại.

Tổ chức xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phù hợp để thực hiện quản lý ĐTN cho LĐNT đƣợc coi là nhiệm vụ mang tính vĩ mô, xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nƣớc. Do đó cần phải có một chiến lƣợc, kế hoạch lâu dài trong ĐTN cho LĐNT và tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, kịp thời để đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội.

1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” với mục tiêu nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời LĐNT. Quyết định còn đƣa ra các chính sách đối với ngƣời học, giáo viên tham gia giảng dạy, cơ sở ĐTN cho LĐNT.

1.3.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hệ thống pháp luật về ĐTN tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTN, điều chỉnh đƣợc phần lớn quan hệ xã hội quan trọng phát sinh trong lĩnh vực ĐTN, tháo gỡ một phần những vƣớng mắc, bức xúc trong thực tiễn và cũng là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý theo chức năng và các tổ chức, cá nhân thực hiện; hệ thống văn bản, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý, môi trƣờng thuận lợi khuyến khích phát triển ĐTN. Hệ thống quy định pháp luật đã ban hành để xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về các hoạt động đầu tƣ phát triển ĐTN cho LĐNT cũng đƣợc quan tâm thực hiện, phục vụ cho công tác QLNN về ĐTN ngày càng chặt ch hơn.

Chính sách là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể của Đảng, Nhà nƣớc dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình KT - XH mà đề ra nhằm đạt một mục đích nhất định. Chính sách hỗ trợ ĐTN tại địa phƣơng là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể của Đảng, nhà nƣớc tại địa phƣơng, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế KT - XH cụ thể của mình đề ra nhằm mục đích hỗ trợ ĐTN cho địa phƣơng mình đạt hiệu quả.

Hệ thống văn bản pháp luật đã xây dựng hoàn thiện và ban hành rất nhiều chính sách cho ngƣời học nghề, giáo viên tham gia dạy nghề và chính sách đối với các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Chính sách ƣu tiên dạy nghề cho

nhóm ngƣời yếu thế nhƣ: Ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề từng bƣớc đƣợc quan tâm nhƣ: phụ cấp lƣu động cho giáo viên dạy ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chế độ đãi ngộ, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề. Chính sách hỗ trợ đầu tƣ kinh khí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề cho các CSDN. Hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cƣờng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề. Cải tiến cơ chế phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc trong ĐTN cho LĐNT. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho việc liên doanh, liên kết đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua ĐTN, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề... Chính sách xã hội hoá dạy nghề cũng huy động đƣợc nhiều nguồn lực ngoài ngân sách cho dạy nghề. Chính sách xã hội hoá dạy nghề góp phần tạo những chính sách, điều kiện để lôi cuốn, thu hút, cổ vũ mọi thành phần trong xã hội tích cực tham gia vào mọi hoạt động dạy nghề; mở rộng cơ hội tiếp cận cho mọi ngƣời với học nghề, thu hút mọi nguồn lực của cộng đồng, của xã hội cho phát triển ĐTN đáp ứng cao nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Ngoài ra, còn có những chính sách khác nhƣ: ƣu đãi tạo cơ hội việc làm cho ngƣời lao động sau học nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm…

Những cơ chế, chính sách trên đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo cho các CSDN, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao tay nghề cho LĐNT, giúp họ có cơ hội đƣợc học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

1.3.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để đạt mục tiêu xây dựng huyện Tuy Phƣớc nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 thì phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cần thiết và mang tính chiến lƣợc lâu dài. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phải gắn chặt với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, lấy chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà.

Cán bộ quản lý là ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nƣớc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trong công tác tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng cần đƣợc tổ chức một cách khoa học, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc tham gia QLNN về ĐTN, hoặc cơ quan có trách nhiệm phối hợp… nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện.

Bộ máy QLNN về ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng đã từng bƣớc kiện toàn từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cấp Trung ƣơng, bộ máy quản lý về ĐTN của Bộ Lao động - TB&XH là TCDN. Tại huyện Tuy Phƣớc, với chức năng là cơ quan tham mƣu giúp UBND tỉnh Bình Định thực hiện chức năng QLNN về dạy nghề, Sở Lao động - TB&XH với bộ phận chuyên môn là Phòng Dạy nghề, cấp huyện có Phòng Lao động - TB và XH cùng thực hiện quản lý ĐTN ở địa phƣơng.

Để công tác ĐTN cho LĐNT đƣợc triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng xuyên. Mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu cấp bách, hàng đầu đƣợc đặt ra để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay đúng nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)