Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Tuy cùng sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giai đoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lý của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển. Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau:

Học sinh tiểu học có độ tuổi thường từ 06 đến 11,12 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường- thời kỳ quan trọng và tiền đề của sự phát triển thể chất và nhân cách. Sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn phát triển; Hệ xương, cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa... Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trìu tượng. Các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ... do vậy chúng ta cần phải dạy các em bằng những câu hỏi mang tính tò mò nhằm phát triển tư duy của các em. Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...sau 5 năm học, “ tính cách học đường” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh

tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kỹ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp, cùng trường, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này- sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.

thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc- năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại thông qua sự giáo dục thụ động từ nhà trường, xã hội và gia đình. Các em chưa tự biết chắt lọc những điều hay lẽ phải để học hỏi mà chỉ biết tiếp nhận thông qua quan sát và bắt chước... Vì vậy các nhà giáo dục ( cô giáo, bố mẹ, ông bà, anh chị....) cần thể hiện cách cư xử, giao tiếp chuẩn mực để làm tấm gương sáng cho các em học tập và làm theo.

Trường tiểu học có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nhà trường luôn đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ bên cạnh gia đình và xã hội. Chính vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn xã hội hiện nay.

Vai trò của nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay thể hiện: GDĐĐ cho học sinh là công việc của toàn xã hội, song nhà trường vẫn là lực lượng quan trọng nhất, bởi lực lượng giáo dục trong nhà trường là đội ngũ thầy cô giáo đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nhà trường luôn có tổ chức, phương pháp, có chương trình, mục tiêu. Giáo dục đạo đức trong trường tiểu học là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận: Đức – Trí – Thể – Mĩ và Lao động, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở. Học xong tiểu học, về mặt

đạo đức, học sinh phải đạt được yêu cầu chủ yếu sau đây: Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam; yêu quê hương, đất nước, hòa bình và công bằng, bác ái; kính trên, nhường dưới, đoàn kết và săn sàng hợp tác với mọi người thân, bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và các quy định ở nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng; sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dương tình cảm đạo đức và ren luyện thói quen hành vi đạo đức nhằm hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của nhân cách XHCN.

1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Ở Tiểu học, quá trình giáo dục đạo đức nhằm vào việc hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức vững chắc. Vì vậy, quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ: giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức, giáo dục hành vi thói quen đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ đó.

Giáo dục ý thức đạo đức là quá trình cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức: lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỉ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hằng ngày của các em, đó là:

Quan hệ của cá nhân đối với xã hội: Tôn kính Quốc kì, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ; tự hào về đất nước, con người Việt Nam; biết ơn những thương binh, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội công an; yêu quê hương, làng xóm, phố phường; yêu mến và tự hào về trường lớp; giữ gìn môi trường sống xung

quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do ông cha để lại, …

Quan hệ của cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình; kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè; tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, người già, em nhỏ, người tàn tật… theo khả năng của mình.

Quan hệ cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản người khác: Tôntrọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm…), của Nhà nước (nhà cửa, máy móc hàng hóa, các di tích lịch sử – văn hóa, những nơi công cộng…), của người khác (đồ đạc, thư từ,…)…

Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, dán,…), làm vệ sinh môi trường…

Quan hệ của cá nhân đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình…

Những tri thức đạo đức này giúp học sinh biết được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác… Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác… ý thức đạo đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là hình thành cho học sinh những rung động, cảm xúc đối với hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể… Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là sản phẩm không mong muốn của giáo dục tình cảm. Đối với học sinh tiểu học,

cần giáo dục những thái độ, tình cảm như: Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca, biết ơn các thương binh liệt sĩ, bộ đội; Yêu mến trường, lớp, quê hương làng xóm… Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè, tôn trọng những người xung quanh: hàng xóm, phụ nữ, cụ già, em nhỏ… Yêu lao động, chăm học, chăm làm việc trường, việc lớp; Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung trực… Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, có thái độ lên án, phê phán những người có hành động xấu, làm hại người khác, xã hội, cộng đồng,… Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường sống xung quanh. Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi; Ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.

Xét cho cùng, việc giáo dục một chuẩn mực đạo đức nào đó cho học sinh phải dẫn đến kết quả cuối cùng là học sinh thực hiện được những hành vi tương ứng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt, biết ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày. Hành vi đó chỉ được hình thành thông qua luyện tập và rèn luyện hàng ngày, trở thành thói quen của học sinh và được thể hiện như một nét tính cách bền vững. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững. Ở tiểu học, cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm vừa sức; Lễ phép với người lớn, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo; Làm được những việc vừa sức để giúp thầy cô giáo, hàng xóm, láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật; Có việc làm nhân đạo vừa sức đối với gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng,

giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi… Có hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồ đạc của người khác…

1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động, giao lưu giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học có ba nhóm cơ bản sau:

Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân như:kể chuyện, đàm thoại, giảng giải, nêu gương. Chức năng của nhóm phương pháp này cung cấp cho học sinh những tri thức về đạo đức theo các chuẩn mực xã hội, trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Ý thức đó (tổng hòa của tri thức, niềm tin đạo đức) có tác dụng định hướng, điều chỉnh thái độ, tình cảm, hành vi, việc làm của học sinh. Nói cách khác, ý thức được hình thành đúng đắn giúp cho học sinh biết cách cư xử phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở từng thành viên trong các mối quan hệ với bản thân, với những người xung quanh, với công việc, với môi trường…

Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích lũy kinh nghiệm ứng xử cho học sinh: Giáo dục đạo đức đạt hiệu quả tốt nhất là đưa học sinh vào hoạt động thực tiễn, rèn luyện tạo nên những hành vi, thói quen. Điều này phù hợp với nguyên tắc hình thành và phát triển tâm lý của cá nhân. Muốn hình thành hành vi đạo đức cần tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng, lôi cuốn học sinh tham gia từ đó hướng dẫn các em luyện tập để trở thành thói quen trong hành vi hằng ngày.

Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh: Là nhóm phương pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối

tượng giáo dục nhằm tạo ra những phẩm chất, thúc đẩy tích cực hoạt động, đồng thời giúp những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm. Nhóm này gồm các phương pháp khen thưởng, trách phạt, thi đua.

Mỗi phương pháp trong hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức đều góp phần thúc đẩy hoạt động tự giáo dục của học sinh. Không có phương pháp nào vạn năng nên khi sử dụng các phương pháp này, các nhà giáo dục và quản lý giáo dục cần chú ý: Đảm bảo sự thống nhất giữa ý thức đạo đức với hành động đạo đức, giữa mục đích, thái độ, động cơ và phương tiện, giữa lí trí và tình cảm; Kích thích tính tích cực chủ động nhận thức, tu dưỡng rèn luyện thói quen đúng chuẩn mực; Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện, khẳng định và học tập lẫn nhau; Phát triển tính độc lập, khả năng tự quản (thông qua hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng) và lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn; Vận dụng phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế

1.3.5. Hình thức, con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động cũng như các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)