8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đây là nguyên tắc then chốt, thể hiện yêu cầu phát triển biện chứng của sự vật. Không thể duy ý chí tự đưa ra các biện pháp không có căn cứ thực tiễn. Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý GDÐÐ cho HS, từ cả những ưu điểm lẫn những hạn chế trong quá trình quản lý GDÐÐ cho HS thì mới đảm bảo tính khả thi. Biện pháp quản lý phải khắc phục được các mặt chưa làm được, còn hạn chế hiện nay và phát huy được những ưu điểm trong các khâu quản lý GDÐÐ cho HS của nhà trường.
Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ thực trạng công tác GDĐĐ và QL công tác GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó, đối chiếu với mục tiêu giáo dục đào tạo chung của đất nước và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ được đề xuất phải vừa có tính phổ biến nhưng phải vừa mang tính đặc thù riêng, cụ thể riêng, phải phù hợp với từng hoàn cảnh của địa phương và nhà trường. Do đó, tính thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong khi xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS TH.
Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như nội dung, đội ngũ, đặc điểm văn hóa, điều kiện về cơ sở vật chất, khả năng quản lý, tổ chức, điều hành, cũng như đặc điểm, sự phát triển tâm lý lứa tuổi của HSTH và sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HSTH.