Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm quản lý tốt công tác GDĐĐ cho HS các trường TH trên địa bàn về thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức và kiểm tra đánh giá trong công tác GDĐĐ cho HS. Phát huy sự năng động, sáng tạo trong quản lý công tác GDĐĐ, theo yêu cầu đổi mới trong GD hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Đối với nội dung GDĐĐ hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu và sự phát triển công nghệ thông tin, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Vì vậy trong công tác quản lí hiệu trưởng cần phải đặc biệt quan tâm đến nội dung giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp nhận có chọn lọc những giá trị đạo đức mới được bổ sung trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Những giá trị đạo đức mà theo UNESCO cần phải quan tâm như những giá trị chung gồm có lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hòa bình – hòa hợp, bình đẳng – công lý, nhân quyền, dân quyền; những giá trị riêng gồm có lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, tự giác, tự trọng. Đồng thời giáo dục cho học sinh lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia

đình, cộng đồng. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi mình sinh sống như truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, yêu thương đùm bọc, chia sẻ khi khó khăn hoạn nạn… Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung GDĐĐ cho học sinh qua các tiết dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, buổi sinh hoạt. Chỉ đạo giáo viên kiên trì bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung thực, tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, có tinh thần tập thể, biết kiềm chế bản thân và sống có kỉ luật; chú trọng công tác giáo dục kĩ năng sống, giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho bản thân.

Để quản lý tốt việc thực hiện nội dung GDĐĐ một cách tốt nhất, có chiều sâu và thể hiện tính toàn diện, hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn cần lưu ý tập trung vào các nội dung GDĐĐ hướng đến sự hình thành hành vi đạo đức và kĩ năng, năng lực cốt lõi cần thiết cho bản thân HS ( như động cơ thái độ học tập đúng đắn, tự lực và chủ động trong học tập; kĩ năng sống, giá trị sống,..). Quản lý công tác này, cần chú trọng đến tính thực hành. Những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn của HS phải được thể hiện bằng việc làm và cần hướng đến năng lực, kĩ năng nhất định. Nội dung tích hợp GD kĩ năng sống cho HS qua các bài học ở các bộ môn cần được thực hiện đồng bộ, khai thác đúng mức. Hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống cho HS phải đầu tư đúng mức về chất lượng nội dung và hình thức.

Đối với phương pháp GDĐĐ, với thực trạng đã được khảo sát và đánh giá, các trường TH trên địa bàn, bên cạnh việc phát huy các phương pháp đã vận dụng mang lại hiệu quả, cần mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp kỉ luật đối với HS vi phạm hiệu quả hơn, tích cực hơn . Việc tổ chức thường xuyên phong trào nêu gương tốt việc tốt cũng là phương pháp quan trọng và cần chú trọng đầu tư cả về hình thức lẫn nội dung. Mặt khác

cần coi trọng phương pháp duy trì nề nếp sinh hoạt, xây dựng nền nếp sinh hoạt của nhà trường làm nền tảng để hình thành thói quen, hành vi đạo đức và sự tự giác rèn luyện hành vi tốt trong mỗi HS, mỗi tập thể lớp và toàn trường. Coi trọng việc thực hiện tốt các nghi lễ, nghi thức đảm bảo tính nghiêm túc, nền nếp; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp; thực hiện tốt quy định về trang phục của CB- GV- NV và HS,… nhằm tạo không khí lành mạnh, môi trường giáo dục đậm chất văn hóa, kỉ cương, nền nếp, góp phần làm nên những giá trị bền vững của nhà trường. Với phương pháp GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, thì cần có sự mạnh dạn và sáng tạo nhiều hơn. Học tập kinh nghiệm mà các đơn vị bạn đã thực hiện tốt công tác GDĐĐ bằng phương pháp này. Tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị, định kì ít nhất 2 lần cho một năm học, cần tổ chức hội thảo về phương pháp GDĐĐ cho CBQLvà GV. Phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng, phương pháp GDĐĐ, giúp cho CB- GV – NV nhà trường cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về đạo đức và xã hội, những vấn đề mới nảy sinh trong công tác GDĐĐ cho HS. Đây là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác GDĐĐ. Định kì nhà trường nên tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và QLGDĐĐ cho GVCN, GVBM, TPT Đội, NV. Chọn GV đạt thành tích cao trong GDĐĐ lớp chủ nhiệm để trình bày kinh nghiệm. Đa dạng và phong phú trong việc áp dụng GDĐĐ là yêu cầu thường xuyên. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích tốt trong công tác GDĐĐ học sinh.

Đối với việc áp dụng các hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS cấp TH cần có sự đổi mới mạnh mẽ, thật sự đa dạng và phong phú. Tổ chức các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn và thường xuyên được đổi mới nâng cao về chất lượng hoạt động để thu hút học

sinh để các hoạt động này thực sự là sân chơi bổ ích đối với học sinh. Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch, họp ban liên tịch để thảo luận, góp ý và phổ biến cho các đơn vị và các lớp thực hiện. Kế hoạch phải sát sao với từng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Cụ thể:

-Giờ chào cờ đầu tuần: luôn là các giờ sinh hoạt tập thể quan trọng. Đây không chỉ là khoảng thời gian để nhà trường sơ kết lại hoạt động của cả một tuần đã qua, mà còn để chỉ ra phương hướng, nhiệm vu, mục tiêu hoạt động cho tuần tới. Tại các giờ chào cờ này, Ban giám hiệu nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể đã đạt thành tích tốt trong tuần qua. Những tấm gương này sẽ là những điển hình, là động lực để thúc đẩy các em học sinh, các tập thể khác có ý thức hơn nữa trong việc rèn luyện đạo đức của mình. Bên cạnh việc khen thưởng, Ban giám hiệu cũng cần phải nhắc nhở những việc làm, hành vi chưa tốt xảy ra trong tuần. Nêu những tấm gương “người tốt- việc tốt”, tiến bộ trong học tập, đạo đức....

-Thông qua các giờ học ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của các em. Đặc biệt ở các giờ đạo đức, giáo viên dạy các giờ này cần liên hệ với thực tế nhiều hơn. Đưa vào trong các tiết giảng các mẩu chuyện từ thực tế xung quanh việc rèn luyện đạo đức, nhất là kể các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để các em qua đó học tập và noi theo. Trong các giờ học ở lớp, để công tác nâng cao việc rèn luyện GDĐĐ ở các em được tốt hơn, giáo viên nên tổ chức các cuộc thảo luận về những vần đề GDĐĐ nhất định gần gũi với các em như: tác hại của bạo lực học đường, vấn đề về: tình bạn, tình yêu thầy cô, bố mẹ; vấn đề về bảo vệ môi trường... Các cuộc thảo luận này không chỉ cung cấp nhiều hơn nữa kiến thức cho các em mà nó còn giúp các em thấy rõ được vị trí của mình trong xã hội.

nâng cao việc GDĐĐ cho học sinh. Các GV nên đưa nhiều các nội dung GDĐĐ vào trong các giờ này. Đặc biệt, để công tác GDĐĐ cho học sinh đạt được hiệu quả tốt, sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động các giáo viên phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt. Có như vậy mới giúp các em thấy được những điển hình, những tấm gương tốt trong việc rèn luyện giáo dục đạo đức để noi theo. Các giờ hoạt động GDNGLL do đó phải là những giờ sinh hoạt, học tập tốt nhất để qua đó giúp nhà trường chuyển tải nhiều các nội dung GDĐĐ cho học sinh.

Trong quá trình thực hiện các hình thức hoạt động thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ; tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện các hình thức hoạt động GDĐĐ. Hơn ai hết, hiệu trưởng nhà trường phải là người năng động, mạnh dạn, đột phá trong định hướng, xây dựng kế hoạch GD của nhà trường để đáp ứng các yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả GD toàn diện, trong đó có công tác GDĐĐ cho HS.

Để thực hiện tốt biện pháp quan trọng này, hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn cần chú ý thêm một số vấn đề quan trọng trong quản lý để củng cố các “ cánh tay nối dài” nhằm thực hiện tốt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS.

Trước hết, cần quản lý tốt công tác tư vấn HS, phát huy hiệu quả hoạt động của Ban tư vấn nhà trường. Để thực hiện tốt công tác tư vấn, nhà trường nên thành lập Ban tư vấn, thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, các thành viên là một số GVCN, một số GVBM có năng lực, GV TPT Đội. Ban Tư vấn phải có kế hoạch từng năm, từng học kì, tháng; nội dung tư vấn phải cụ thể phù hợp với lứa tuổi học sinh TH và những vấn đề thiết thực với đơn vị. Hằng năm, cần có kế hoạch bồi dưỡng cho Ban tư vấn về kiến thức đạo đức, kỹ

năng, phương pháp tư vấn… Ban tư vấn còn giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề mà qua đó, thực hiện các nội dung, hình thức GDĐĐ đạt mục tiêu đề ra.

Mặt khác, chỉ đạo quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua GVCN, GVBM. Nội dung GDĐĐ phải được cụ thể hóa trong từng tiết dạy. Giữ gìn trật tự, thực hiện nghiêm túc nội quy trong giờ học bộ môn là một trong những yêu cầu của công tác GDĐĐ. GVBM phải có trách nhiệm quản lý giờ học bộ môn và chịu trách nhiệm về các hiện tượng xảy ra trong giờ học bộ môn.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần phải tổ chức, quản lý công tác GDĐĐ thông qua hoạt động Đội và công tác chủ nhiệm lớp. Các hoạt động của Đội cũng cần có sự phối hợp của GVCN và GVBM. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổng phụ trách đội phối hợp với các tổ chuyên môn, với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức phong phú đa dạng, hấp dẫn như trò chơi dân gian, thi hát dân ca, diễn kịch, cắm trại...; tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút học sinh tham gia, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu, tài năng của mình, nhằm tạo sự phấn khởi học tập, rèn luyện trong các em; tổ chức tham quan tìm hiểu bảo tàng, di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh; thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh. Thông qua tổ chức Đội, giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phát huy tinh thần làm chủ của học sinh, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xây dựng Chi đội mạnh, xây dựng tập thể tự quản tốt, đề ra biện pháp thực hiện ngăn chặn học sinh vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm an toàn giao thông. Tổ chức tốt các câu lạc bộ phù hợp với học sinh tiểu học

như câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ bóng đá… Thông qua các hoạt động, Liên đội tuyên truyền cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc học tập. Hiệu trưởng yêu cầu các TTCM chỉ đạo GV trong tổ thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ của từng tổ và nhà trường. Trong đó, đội ngũ GVCN là lực lượng có vai trò to lớn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh. Nhiệm vụ GDĐĐ của GVCN có nhiều, cụ thể : tổ chức đội ngũ cán bộ lớp, tổ chức sinh hoạt lớp, theo dõi nền nếp học tập hằng tuần,…phối hợp với nhà trường nhận xét , đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS; phối hợp với các lực lượng GD thống nhất các biện pháp GD học sinh, phối hợp với PHHS để thống nhất biện pháp giáo dục HS cá biệt…. Ngoài ra, hiệu trưởng cần tăng cường quản lý công tác phối hợp giữa GVCN, GVBM và các lực lượng khác để GDĐĐ cho HS lớp chủ nhiệm. GVCN thường xuyên trao đổi với GVBM về tình hình học tập của lớp, những nhu cầu, nguyện vọng của các em, những điểm đặc biệt của một số HS. GVCN trực tiếp tổ chức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của gia đình trong việc GDĐĐ học sinh. Việc tổ chức các hội nghị giáo dục, hội thảo chuyên đề về nội dung, phương pháp giáo dục, nói chuyện truyền thống dân tộc, ngành, địa phương, tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, giáo dục dân số môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội,… cần có sự tham vấn, phối hợp thực hiện của các lực lượng ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)