Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

2.4.3. Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ cho học sinh

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Chưa hiệu quả 1

Chỉ đạo GVCN lớp thường xuyên liên lạc, nắm bắt thông tin, phối hợp với gia đình để GDĐĐ cho học sinh

76.4 13.2 9.8 0.6

2

Phối hợp giữa nhà trường và Hội CMHS trong việc xây dựng kế hoạch và giải pháp GDĐĐ học sinh.

72.7 11.9 14.1 1.3

3

Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các tổ chức chính trị xã hội nơi nhà trường đóng tham gia công tác GDĐĐ học sinh.

54.5 23.6 12.5 9.4

4

Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các tổ chức chính trị xã hội nơi cư trú của học sinh tham gia công tác GDĐĐ học sinh.

Để việc GDĐĐ cho HS đạt kết quả cao, cần phải có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy, HT các trường TH đã có chỉ đạo GVCN lớp thực hiện khá tốt việc điều tra, tìm hiểu về học sinh, nắm bắt thông tin, phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh. Các lực lượng giáo dục cho học sinh trong nhà trường có sự phối hợp để GDĐĐ đạt hiệu quả tốt nhất và phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc đưa ra giải pháp GDĐĐ cho học sinh. Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phối kết hợp GDĐĐ cho học sinh. Tuy vậy, vẫn còn 14.1% và 12.5% ý kiến cho rằng, việc phối hợp giữa nhà trường và Hội CMHS trong việc xây dựng kế hoạch và giải pháp GDĐĐ học sinh và phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các tổ chức chính trị xã hội nơi nhà trường đóng tham gia công tác GDĐĐ học sinh chỉ ở mức trung bình.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDÐÐ cho HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) Tốt Bình thường Chưa tốt

1 Kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc rèn

luyện GDÐÐ cho HS 50.8 39.8 9.3

2 Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực

lượng GD trong công tác GDÐÐ cho HS 61.0 28.8 10.2 3 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDÐÐ cho

TT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) Tốt Bình thường Chưa tốt

4 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt được của

HĐGD ngoài giờ lên lớp cho HS 62.7 22.0 15.3

5

Xây dựng hệ thống những tiêu chí đánh giá, xếp loại cụ thể, chính xác và phù hợp mục tiêu giáo dục đề ra

55.1 32.2 10

6 Kiểm tra, đánh giá chặt chẽ kết qủa tu dưỡng

GDÐÐ cho HS 52.5 32.2 15.3

7 Có các hình thức và phương tiện kiểm tra việc

rèn luyện đạo đức của HS phù hợp 53.4 32.2 14.4 8 Tổ chức các hội nghị tổng kết, sơ kết công tác

GDĐĐ cho HS 49.2 40.7 10.2

9

Tuyên dương khen thưởng đối với tập thể cá nhân làm tốt công tác GDĐĐ cho HS; phê bình, nhắc nhở các bộ phận, cá nhân vi phạm...

56.8 33.9 9.3

Qua kết quả thu được ở bảng 2.15, ta thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã được hơn ½ ý kiến đối tượng khảo sát đánh giá là tốt, nhưng có đến hơn 1/3 ý kiến đánh giá bình thường và khoảng từ 9 đến 15% số ý kiến được hỏi đánh giá chưa tốt. Cụ thể, trong đó “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDÐÐ cho SV qua hoạt động giảng dạy các môn học” được đánh giá là tốt nhất (63.3%), tiếp đó là “Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt được của các HĐGD ngoài giờ cho HS ” đứng thứ hai (62.7%); thứ ba là “Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp các lực lượng GD trong công tác GDÐÐ cho HS” (61.0%) và thấp

nhất là “Tổ chức các Hội nghị tổng kết, sơ kết, nhằm đánh giá thực chất của hoạt động GDĐĐ cho HS” (49.2%).

Như vậy, công tác kiểm tra đánh giá GDÐÐ cho HS đã được các trường TH thực hiện khá tốt. Tuy vậy, vẫn còn một số ít ý kiến đánh giá bình thường và chưa tốt, đòi hỏi nhà trường cần quan tâm để có được các biện pháp kiểm tra, đánh giá GDÐÐ cho HS đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao.

2.4.4. Thực trạng tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục đạođức cho học sinh ở các trường tiểu học đức cho học sinh ở các trường tiểu học

Kết quả khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học – giáo dục của các trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn cho thấy, đa số các trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ: có cây xanh bóng mát, sân chơi, thư viện, một số trường đạt chuẩn có đầy đủ phòng chức năng đảm bảo cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Tuy vậy, một số trường vùng khó khăn (Phước Mỹ, Nhơn Châu, Nhơn Hải,…) vẫn còn thiếu các thư viện đạt chuẩn, phòng học chức năng cho từng môn học, bãi tập, nhà thi đấu đa năng nên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể thao đều tổ chức tại sân trường, gây khó khăn cho công tác quản lý. Thiết bị dạy học, giáo dục cơ bản đáp ứng cho nhu cầu dạy học, giáo dục trước mắt nhưng nhìn chung so với quy định và nhất là đối với chương trình GDPT 2018 vẫn còn thiếu như phương tiện dạy học, giáo dục hiện đại ( bảng tương tác, các thiết bị phục vụ cho môn học Tiếng Anh ), máy tính phục vụ cho việc học Tin học hoặc một số trường chưa có các phòng học chức năng đáp ứng yêu học của chương trình GDPT 2018…. Chính điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công tác dạy học, giáo dục nói chung, công tác GDĐĐ cho HSTH nói riêng. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, tham quan, hoạt động trải nghiệm thu hút được học sinh tham gia và có tác động lớn trong công tác GDĐĐ cho

HSTH nhưng đa số các trường TH hiện nay ít tổ chức hoặc không tổ chức được vì lý do thiếu kinh phí. Việc đầu tư tài chính cho các hoạt động này rất hạn chế, nên cũng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức các hình thức giáo dục và hiệu quả GDĐĐ cho HSTH.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Đa số CBQL, GV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý GDÐÐ cho HS; Công tác GDĐĐ cho HS đã được nhà trường quan tâm, chú trọng; xem đây là một nội dung quan trọng của quá trình giáo dục, hướng đến việc giáo dục toàn diện cho HS. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với GDĐĐ cho HS từng bước được nâng lên; công tác kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS thực hiện khá thường xuyên.

Các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã thực hiện khá tốt việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng các trường đã có sự quan tâm, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS theo năm học và từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Đã chú trọng xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và bộ phận về công tác GDĐĐ cho HS. Công tác quản lý thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS thực hiện khá hiệu quả.

2.5.2. Hạn chế

Vẫn còn một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDÐÐ cho HS, nhất là trong tình hình hiện có rất nhiều thời cơ, nhưng cũng không ít thách thức. Tinh thần kỷ luật, nề nếp học tập, rèn luyện của một số HS chưa cao.

khi, có lúc còn thiếu đồng bộ. Kế hoạch GDÐÐ cho HS chung chung, cả năm thì đầy đủ, nhưng kế hoạch cho các tháng, các tuần có khi không cụ thể hoá, thiếu thực tế, khó thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS còn thiếu chủ động, nặng về hình thức, thiếu những biện pháp cụ thể và khả thi. Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch chưa được chú trọng đúng mức. Các biện pháp quản lý chưa có hiệu quả cao: hình thức, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS còn đơn điệu, chưa phong phú, thiếu tính thiết thực, không mới, thiếu linh hoạt, chưa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với HS; Hiệu trưởng chưa thật sự tạo cho các lực lượng trong nhà trường sự chủ động, gợi mở trong xây dựng các nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS nên chưa phát huy hết khả năng và nhiệt huyết của các lực lượng giáo dục, dẫn đến hiệu quả GDĐĐ chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng đối với công tác GDĐĐ cho HS chưa được thường xuyên và kịp thời; nhà trường chưa chú trọng đến việc nêu gương điển hình, tiêu biểu, người tốt, việc tốt để tác động đến việc GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một số CBQL, GVCN, GVBM chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong công tác GDĐĐ cho HS.

Năng lực quản lý của một số CBQL đối với công tác GDĐĐ cho HS còn hạn chế nên việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác GDĐĐ cho HS chưa hiệu quả; công tác chỉ đạo và phối hợp với các bộ phận, lực lượng tham gia GDĐĐ còn thiếu tính chặt chẽ và chưa thường xuyên; chưa phát huy được hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong GDĐĐ cho HS. Thiếu cụ thể hóa việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá đạo đức HS.

bộ Đoàn – Đội nhà trường còn yếu, nhất là đối với việc GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…

Việc tổ chức quản lý công tác GDĐĐ của HT ở một số trường chưa được chặt chẽ, thiếu chiều sâu. Thực hiện các nội dung quản lý công tác GDĐĐ chưa toàn diện; một số biện pháp tác động vào đội ngũ CB - GV và HS chưa có hiệu quả cao; việc phối hợp với CMHS cùng tham gia công tác GDĐĐ chưa được thường xuyên; việc tổ chức các hoạt động về công tác GDĐĐ chưa phong phú, thiếu linh hoạt, thiếu sức sáng tạo, hay lặp lại nội dung và hình thức tổ chức của những năm trước nên chưa hấp dẫn và tăng tính hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS. Chưa chú trọng vào việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho HS. Công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng ở một số trường chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra chưa trọng tâm, một số hoạt động có tổ chức nhưng thiếu kiểm tra, đánh giá, và đúc rút kinh nghiệm. Việc đầu tư CSVC, tài chính để tổ chức các hình thức GDĐĐ chưa được chú trọng.

Chương trình GD phổ thông hiện hành, kế hoạch khung thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định chưa có nhiều thời gian tương thích để các trường TH trên địa bàn thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức HĐGD theo hướng đổi mới, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, qua đó GDĐĐ cho HS tốt hơn.

Ngoài ra, vấn đề quản lý xã hội còn lỏng lẻo, môi trường xã hội giáo dục chưa thực sự lành mạnh, đời sống vật chất còn khó khăn, xã hội thiếu sự quan tâm, các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhận thức chưa cao về quản lý công tác GDĐĐ cho HS; Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách về quản lý công tác GDĐĐ cho HS cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS các trường TH.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có thể nhận thấy, lãnh đạo các trường TH đã quan tâm nâng cao nhận thức trong CB, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS; Đa số HS có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện đạo đức, đa số có động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Các trường TH đã thực hiện khá tốt việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Nhờ vậy, tình hình đạo đức của HS các trường TH trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với chất lượng GD toàn diện ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HS thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng về ĐĐ; thiếu động cơ học tập, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật,… Nguyên nhân cơ bản là do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, sự thiếu quan tâm của gia đình; công tác quản lý GDĐĐ trong các trường TH còn nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập trên đòi hỏi CBQL các trường TH cần phải có những biện pháp quản lý khoa học, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ cho HS ở các trường TH.

Kết quả nghiên cứu chương 2 là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh tiểu học đạo đức cho học sinh tiểu học

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

GD là để hình thành và phát triển nhân cách con người. GD bao gồm cả dạy chữ và dạy người. Trong đó, dạy người là mục tiêu cao nhất. Mục tiêu của Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Do đó, các biện pháp được đề xuất phải hướng tới mục tiêu trên. Mỗi một biện pháp phải nhằm đạt một mục tiêu cụ thể hướng tới mục tiêu chung. Các mục tiêu phải được quán triệt trong mỗi hình thức, nội dung GDĐĐ, được tất cả các lực lượng trong và ngoài trường nhận thức đầy đủ. Có như vậy các biện pháp mới có tính thiết thực và đạt hiệu quả cao.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa kế

Trong thực tiễn nhà trường đã có những biện pháp quản lý công tác GDĐĐ được áp dụng, trong đó, có những biện pháp đạt được những hiệu quả nhất định. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp cần có sự kế thừa những kinh nghiệm đã có nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của những biện pháp đã có để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS các trường TH ở địa phương.

Đây là nguyên tắc quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDÐÐ cho HS TH. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà lãnh đạo khi xây dựng biện pháp phải xem xét dựa trên những biện pháp đã có và đang thực hiện, tránh

phủ định toàn bộ và tạo ra hệ thống quản lý mới, nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ. Thực hiện nguyên tắc kế thừa đảm bảo việc thực hiện các biện pháp quản lý tạo được sự ổn định, phát huy hiệu quả ở mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)