8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.2.3. Tình hình giáo dục tiểu học thành phố Quy Nhơn
Hiện nay trên điạ bàn thành phố có 25 trường TH, trong đó có 04 trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, đa phần học sinh là con ngư dân và người lao động. Mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân đang ngày càng được nâng lên nhưng nhận thức về việc chăm lo, giáo dục con cái của nhiều bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế. Nhiều phụ huynh mải mê công việc mưu sinh hằng ngày, không có thời gian để trò chuyện cùng con, nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của các em và khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều vấn đề vướng mắc nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa đem lại kết quả như mong muốn.
đạo thực hiện công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ GV và CBQL giáo dục, thực hiện tốt công tác GDĐĐ trong nhà trường. Đội ngũ GV và CBQL giáo dục tham gia đầy đủ các đợt học tập chính trị do Đảng ủy và Thành ủy tổ chức. Ngành GD & ĐT luôn triển khai kịp thời các văn bản luật, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Đảng và Chính quyền các cấp đến CB – GV – NV. Đội ngũ CBQL giáo dục hầu hết đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đặc biệt với Liên đoàn lao động Thành phố đã triển khai các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc triển khai các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương – Trách nhiệm”; “ Xây dựng gia đình văn hóa” và “ Xã hội hóa giáo dục”, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành. Nhìn chung, đội ngũ GV và CBQL giáo dục có những chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn và quản lý trường học. Ý thức tự học, tự rèn về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao để hoàn thành công tác ngày càng tốt hơn.
Đối với HS, trong những năm gần đây, các trường TH ở thành phố Quy Nhơn đã chú trọng chất lượng và hiệu quả của công tác GD toàn diện, trong đó có công tác GDĐĐ, GD giá trị sống, bồi dưỡng kĩ năng sống cho HS với nhiều nội dung chuyên đề và hình thức tổ chức phong phú. Trước nhất, coi trọng việc giảng dạy có chất lượng môn Đạo đức trong nhà trường. Đồng thời, cùng với việc lồng ghép các nội dung GD vào chương trình, nội dung bài học, môn học cụ thể. Phòng GD & ĐT còn chỉ đạo, hướng dẫn các trường tăng cường công tác GDĐĐ cho cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề của tổ chuyên môn, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần. Phong trào hoạt động của Đội TNTPHCM trong nhà trường với từng chủ đề, chủ điểm, chương trình hành động cụ thể đã góp phần khẳng định những tác dụng sâu rộng trong công tác GDĐĐ, rèn luyện phẩm chất,
nhận thức đúng đắn, những tình cảm cao đẹp cho HS.
Toàn cấp học có 25 trường tiểu học, (trong đó có 15 trường đạt chuẩn quốc gia và 9 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục), tổ chức giảng dạy học tập tại 44 điểm trường với 24.787 học sinh ở 677 lớp; đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 (Nguồn số liệu: Phòng GD & ĐT TP Quy Nhơn)
Công tác xây dựng cơ sở vật chất luôn được coi trọng xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng sĩ số học sinh và phát triển giáo dục của huyện nhà. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 21/21 xã, phường tiếp tục đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 với trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100 % trở lên; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đi học đạt 100 %.
Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý 25 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cho thấy, tính đến ngày 31/05/2021, số CBQL là 52 người, trong đó có 25 hiệu trưởng và 27 hiệu phó. Tất cả CBQL của các trường đều được lựa chọn từ những cán bộ, giáo viên ưu tú của các trường, hầu hết đều có trình độ từ đại học, là những giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có khả năng quản lý; đa số CBQL các trường đều là đảng viên, có tư tưởng chính trị vững vàng, có uy tín. Cơ cấu có sự đồng đều giữa nam và nữ.
Giáo viên dạy ở các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là 840 người, bình quân khoảng 1,25 giáo viên/lớp. Hầu hết đội ngũ giáo viên có tuổi đời từ 28 tuổi trở lên, công tác ít nhất từ 5 năm trở lên nên hầu hết đã có kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm; đồng thời là lực lượng có trình độ chuyên môn khá tốt, hăng hái nhiệt tình, được đào tạo chính quy, tỉ lệ giáo viên xếp loại khá giỏi 97,5%, đây là điểm mạnh của đội ngũ giáo viên ở các trường TH thành phố Quy Nhơn. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên còn có đạo đức tốt, rất nhiệt huyết trong giảng dạy và đầu tư sáng tạo trong từng tiết dạy nhằm kích thích sự ham học cho học sinh.
thời gian qua phát triển đạt được những thành tựu đáng kể nhưng so với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới trong công tác GD cho HS, nhất là GDĐĐ vẫn còn bộc lộ những bất cập: vẫn còn nặng tính lý thuyết; thiếu quá trình bồi dưỡng, phát triển kỹ năng sống, không để lại dấu ấn cho việc hình thành nhân cách HS; những bài học ý nghĩa, gần gũi trong thực tế đời sống chưa được quan tâm nhiều; những tiết dạy về các vấn đề đạo đức ít hấp dẫn, có xu hướng bị GV, PHHS, HS xem nhẹ, coi là môn phụ không cần thiết… Thực tế này có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng đạo đức của học sinh các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1.1. Nhận thức của học sinh về việc ren luyện đạo đức của bản thân
Bảng 2.2. Thực trạng về nhận thức của HS về việc rèn luyện đạo đức
STT Nội dung đánh giá về tầm quan trọng của giá trị đạođức, việc rèn luyện đạo đức của học sinh
Mức độ đánh giá Số
lượng lệ %Tỉ
1 Truyền thống yêu nước 186 62.0
2 Lao động cần cù và sáng tạo 187 62.3
3 Đề cao công ơn các anh hùng, tiền nhân 170 56.6 4 Biết ơn tổ tiên, kính trọng, hiều thảo với ông bà, cha mẹ 213 71.0
5 Yêu thương anh chị em trong gia đình 225 75
6 Đạo lí, nhân nghĩa, tương thân tương ái 172 57.3
7 Tầm quan trọng của việc rèn luyện ĐĐ 277 92.3
8 Rèn luyện ĐĐ quan trọng hơn học tập kiến thức 126 42.2 9 Rèn luyện ĐĐ quan trọng như học tập kiến thức 158 52.7 10 Rèn luyện ĐĐ ít quan trọng hơn học tập kiến thức 20 6.7 11 Học tập và rèn luyện ĐĐ để phục vụ sự phát triển đấtnước, xã hội. 71 23.7 12 Học tập và rèn luyện ĐĐ để phục vụ cho bản thân 26 8.7
Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các giá trị đạo đức cho thấy, HS thấy được tầm quan trọng của các giá trị về truyền thống yêu nước chiếm tỉ lệ 62,0%; giá trị về truyền thống yêu lao động và cần cù, sáng tạo của người Việt Nam với tỉ lệ 62,3%; giá trị về tình cảm biết ơn đối với các vị anh hùng, các bậc tiền nhân có công lớn đối với quê hương đất nước với tỉ lệ 56,6%; giá trị biết ơn và kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 71.0 %; giá trị yêu thương anh chị em trong gia đình 75%; giá trị có ý thức tốt về đạo lí, nhân nghĩa, tương thân tương ái 57,3%. Điều này cho thấy, đa số HS các trường TH đã nhận thức được thấy được tầm quan trọng các giá trị đạo đức cơ bản trong việc phát triển cá nhân.
Về nhận thức đối với việc rèn luyện đạo đức của bản thân, tuy hầu hết HS nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cho bản thân (với tỉ lệ 92,3% nhìn nhận được sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng phải rèn luyện đạo đức) nhưng một số HS có xu hướng nhằm đến lợi ích cho bản thân nhiều hơn; số còn lại hướng vào phục vụ sự phát triển đất nước, xã hội hoặc không chọn các mục đích nêu trong bảng hỏi. Rõ ràng, suy nghĩ và tâm niệm học tập, rèn luyện để phụng sự đất nước và dân tộc như quan niệm truyền thống đã phần nào mờ nhạt. Hoặc phần nào HS không rõ ràng về mục tiêu phấn đấu, rèn luyện. Đây cũng là nét thay đổi lớn trong HS. Sự thay đổi này xuất phát từ tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, mà trực tiếp là cơ chế thị trường, điều kiện xã hội với cuộc sống hiện đại, khi mà mọi người rất coi trọng lợi ích cá nhân. Sự mai một những suy nghĩ và nhận thức về bổn phận phụng sự cho dân tộc, cho xã hội thể hiện rất rõ trong thế hệ trẻ. Giải quyết vấn đề này để nhằm níu giữ những tình cảm và nhận thức, quan niệm đạo đức truyền thống đối với lớp trẻ nói chung, HS trong nhà trường các cấp nói riêng là sứ mệnh quan trọng của các nhà trường và cả xã hội ta ngày nay.
2.3.1.2. Biểu hiện đạo đức của học sinh các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Bảng 2.3. Biểu hiện mức độ vi phạm đạo đức của học sinh các trường TH STT Các hình thức vi phạm Đánh giá mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên It thường xuyên Không vi phạm 1 Nghỉ học không phép, đi học trễ 0 3.3% 86.7% 10% 2 Không thực hiện đồng phục theo quy định 0 0 56.7% 43.3% 3 Thiếu tập trung, mất trật tự trong giờ học 0 3.3% 86.7% 10% 4 Nói tục, chửi thề 0 20 % 50% 30% 5 Không học bài cũ 0 24.5% 72.2% 3.3%
6 Bè phái, gây gỗ đánh nhau 0 3.3% 40% 56.7%
7 Vô lễ với giáo viên, người lớn 0 0 20% 80%
8 Uống rượu bia, hút thuốc lá 0 0 23.3% 76.7% 9 Vi phạm về an toàn giao thông 0 3.3% 70% 26.7% 10 Trộm cắp 0 0 10% 90% 11 Trốn học chơi game 0 0 70% 30%
12 Bao che thói hư tật xấu của bạn
0
0 60% 40%
13 Vứt rác, vệ sinh kém 0 50% 50% 0
Kết quả khảo sát cho thấy các biểu hiện hành vi vi phạm phổ biến của HS TH chủ yếu là việc chấp hành nội quy của nhà trường chưa tốt như: nói chuyện trong giờ học, nghỉ học không xin phép; nói tục, chửi thề; không thuộc bài, làm bài; vệ sinh không sạch sẽ hay ý thức bảo vệ của công, giữ gìn môi trường chưa cao; thiếu tính trung thực, thật thà và còn có thái độ vô lễ với thầy cô, người lớn.
Về mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân dẫn đến vi phạm của HS, do gia đình chưa quan tâm đúng mức việc dạy dỗ con cái, thiếu sự QL con em vì lo cho cuộc sống hàng ngày còn khó khăn; ngoài ra, nguyên nhân ảnh hưởng còn do công tác GDĐĐ ở trường chưa được chú trọng, nhà trường QL thiếu chặt chẽ, thiếu các biện pháp mang tính hiệu quả cao; do môi trường xã hội còn nhiều tiêu cực, người lớn chưa thật sự làm gương cho HS noi theo, HS dễ bị nhiễm các thói hư, tật xấu của môi trường sống xung quanh.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, họcsinh và cha mẹ học sinh về công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường