Quản lý hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 105)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.6. Quản lý hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong và

ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong công tác GDĐĐ cho học sinh, các lực lượng giáo dục có một vai trò quan trọng. Vì vậy, việc phối hợp có hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác GDĐĐ cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ cho HS trường TH.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ học sinh nói riêng. Đây chính là cộng đồng hoá trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập... Trong đó, hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân... Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở học sinh.

Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc GDĐĐ học sinh. Có thể nói gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, giúp gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục học sinh một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng phối hợp với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hoá, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan; hỗ trợ các bậc phụ huynh học sinh xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ. Cần có biện pháp nâng cao vai trò của phụ huynh học sinh trong việc phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục con em; Chăm sóc động viên học sinh tích cực tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định, nội quy nhà trường; Tổ chức các chuyên đề hội thảo chuyên đề về GDĐĐ học sinh ở cấp trường hoặc cấp lớp. Thông qua đó, trang bị thêm kiến thức, phương pháp GDĐĐ và kinh nghiệm cần thiết để phụ huynh học sinh giáo dục con cái đúng đắn. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cần kịp thời thông báo với GVCN những tồn tại, hạn chế của học sinh để cùng bàn bạc với giáo viên tìm biện pháp giúp đỡ các em. Nhất là việc quản lý thời gian tự học ở nhà của học sinh, cách thức giám sát,

kiểm tra và giúp đỡ học sinh học tập.

Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp luôn biến động, cái tích cực và cái tiêu cực đan xen nhau. Do đó, nhà trường cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể... cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực; Cụ thể là: xây dựng cộng đồng dân phố, cụm dân cư đường phố văn minh, tạo ra lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực; Đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất mẫu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Nhà trường cần tích cực tham mưu với lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có được sự chỉ đạo, gắn kết giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo ra sự đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ học sinh theo những chuẩn mực xã hội. Đồng thời nhà trường cần thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em. Các lực lượng tham gia phối hợp GDĐĐ cho học sinh phải nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ, có như vậy công tác phối hợp phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mới đạt được hiệu quả cao.

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo nguồn lực về CSVC và tài chính, đáp ứng tốt nhu cầu công tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD. Đầu tư nguồn lực tài chính, mua sắm CSVC và thiết bị GD, chính là tạo sự tương thích, hỗ trợ giữa các yếu tố tạo nên chất lượng của hoạt động GD; nội dung chương trình, phương pháp dạy học và phương tiện giáo dục. Thực hiện sự vận động sự tự nguyện đóng góp của CMHS, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân ngoài xã hội để phát triển thêm nguồn kinh phí xã hội hóa, phục vụ tốt công tác GDĐĐ cho HS. Hằng năm, cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, sách và tài liệu GDĐĐ ... để đáp ứng nhu cầu công tác GDĐĐ cho HS. Hoàn thiện thêm tủ sách pháp luật, CSVC phục vụ sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, TDTT, vui chơi, giải trí cho HS; tạo môi trường lành mạnh, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Phát động trong CB – GV – HS phong trào viết sáng kiến, làm đồ dùng dạy học, tổ chức thi vẽ tranh theo các chủ đề phục vụ cho công tác GDĐĐ cho HS…

Thông qua Ban đại diện CMHS; thông qua các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân ngoài xã hội để vận động, phát triển thêm nguồn kinh phí xã hội hóa, phục vụ tốt công tác GDĐĐ của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)