8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.4.1. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo
đức cho học sinh
Để đánh giá thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS tại các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn 12 CBQL, 150 GV, trong đó có cả các đối tượng là GVBM, GVCN, TPT Đội, TTCM tại 06 trường TH trên địa bàn. Đặc biệt, căn cứ vào kết quả kiểm tra chuyên đề công tác quản lý của Phòng GD&ĐT đối với các trường TH qua các năm học.
Bảng 2.12. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS
TT Kế hoạch Mức độ đánh giá (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoản g Không có
1 Kế hoạch cho cả năm học 21 71 8 0
2 Kế hoạch cho cho từng học kỳ 23 57 20 0 3 Kế hoạch cho các ngày lễ, kỷ
niệm 19 57 24 0
4 Theo kế hoạch cấp trên 25 64 11 0
5 Theo sự kiện thực tế 20 61 19 0
Từ kết quả ở bảng 2.12 cho thấy, kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho HS của các trường TH ở địa bàn được xây dựng cho cả năm học; cho từng học kỳ; cho các ngày lễ, kỷ niệm; theo kế hoạch cấp trên; theo sự kiện thực tế. Điều đó cho thấy các trường đã có sự chú ý, quan tâm đến việc lập kế hoạch GDĐĐ cho HS, đặc biệt là đối với kế hoạch năm học. Tuy vậy, một số trường TH ít quan tâm đến việc lập kế hoạch riêng cho công tác GDĐĐ, chỉ chú trọng đến việc xử lý theo vụ việc xảy ra khi HS vi phạm đạo đức ở trường, lớp. Mức độ lập kế hoạch của nhà trường được thực hiện tương đối thường xuyên, trong đó GVCN rất quan tâm đến việc lập kế hoạch GDĐĐ theo từng
tháng, từng tuần. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tiễn, chúng tôi nhận thấy hầu hết kế hoạch công tác GDĐĐ của nhà trường chưa thể hiện rõ nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện; việc phân công thực hiện, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường còn mang tính chung chung, chưa cụ thể. Do vậy, cần phải có chuẩn bị trước cả về nhân lực, vật lực và tài chính để giải quyết tốt các sự kiện phát sinh nằm ngoài kế hoạch của nhà trường.
Kết quả đánh giá về mức độ phù hợp của kế hoạch GDĐĐ cho HS được thể hiện ở bảng 2.13:
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ phù hợp của kế hoạch GDĐĐ cho HS
TT Nội dung Kết quả đánh giá (%)
1 Kịp thời 73
2 Đầy đủ 86
3 Chính xác 85
4 Đúng đối tượng 89
5 Phù hợp với diều kiện nhà trường 93
6 Không kịp thời 29
Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy, trong các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của việc xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS của các trường TH thì đa số CBQL, GV đều đồng ý đánh giá tiêu chí: phù hợp với điều kiện nhà trường (93%); đúng đối tượng (89%); đầy đủ (86%); chính xác (85%). Tuy vậy, tiêu chí kịp thời được đánh giá thấp hơn (73%); không kịp thời (29%). Thực tế cho thấy, đây chính là một hạn chế lớn làm tiến độ thực hiện công tác GDĐĐ của một số trường TH chậm lại, không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS đòi hỏi việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho HS cần phải kịp thời, phù hợp.
2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đạođức cho học sinh ở các trường tiểu học