8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học
tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV và HS về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho HS
Stt Ý kiến về vai trò của hoạt động GDĐĐ HS
(%)
CBQL, GV
(%) 1 Sự quan trọng trong GDĐĐ học sinh 92.2 98.9 2 Quan trọng hơn việc học tập kiến thức 43.3 27.8 3 Quan trọng như việc học tập kiến thức 52.2 61.1 4 Ít quan trọng hơn việc học tập kiến thức 6.7 0.0
Kết quả khảo sát cho thấy, có 92.2% HS cho rằng hoạt động GDĐĐ có vai trò quan trọng, trong đó có 43.3% HS nhận định rằng hoạt động GDĐĐ quan trọng hơn việc học tập kiến thức. Khi khảo sát ở CBQL, GV thì có 27,8% đồng ý rằng hoạt động GDĐĐ quan trọng hơn, số ý kiên còn lại cho biết là hoạt động GDĐĐ cho HS cũng có ý nghĩa quan trọng như việc giáo dục trí tuệ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ HS (6.7%) vẫn coi việc học tri thức quan trọng hơn việc GDĐĐ của bản thân.
Có thể nhận thấy, hầu hết các đối tượng khảo sát đều đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường TH.
Từ kết quả trên có thể thấy rằng, ở địa bàn nghiên cứu CBQL, GV, HS các trường TH có sự quan tâm nhất định đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình hiện nay. Đây chính là yếu tố nền tảng để thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS.
2.3.2.2. Nhận thức của cha mẹ học sinh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của cha mẹ học sinh đến vấn đề GDĐĐ cho học sinh ở trường tiểu học
Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất quan tâm 41/60 68.3 %
Quan tâm 19/60 31.7 %
Ít quan tâm 00 00
Không quan tâm 00 00
( Kết quả khảo sát 60 cha mẹ học sinh của 6 trường TH ở thành phố Quy Nhơn về sự quan tâm đến vấn đề GD cho con em mình)
Thực tế khảo sát cho thấy, cha mẹ HS rất quan tâm đến công tác GDĐĐ cho con em mình (100% ý kiến đánh giá quan tâm và rất quan tâm), không có ý kiến đánh giá ít hoặc không quan tâm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng và là điều kiện thuận lợi để phối hợp với nhà trường trong việc GDĐĐ cho HS các trường TH.
Bảng 2.6. Thực trạng về mức độ quan tâm đến việc GDĐĐ cho HS của CMHS Mức độ quan tâm Có Không Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Thường xuyên trao đổi với con về đạo
đức 49 81.7% 11 18.3%
Cha mẹ là tấm gương tốt cho con 52 86.7% 08 13.3% Cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con 29 48.3% 31 51.7% Nắm rõ mối quan hệ bạn bè của con 43 71.7% 17 28.3% Biết mối quan hệ bạn bè của con 59 98.3% 1 1.7% Có ý kiến về việc lựa chọn bạn của con 0 100% 0 100%
Các nội dung thể hiện sự quan tâm của CMHS trong việc GDĐĐ cho con mình qua kết quả khảo sát thể hiện: vấn đề được quan tâm cao nhất của cha mẹ học sinh đối với con em của họ là “Cha mẹ là tấm gương tốt cho con” chiếm tỉ lệ 86.7 %, “Cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con” chiếm tỉ lệ 48.3 %, “Thường xuyên trao đổi với con về đạo đức” chiếm tỉ lệ 81.7 %, “Biết mối quan hệ bạn bè của con” chiếm tỉ lệ 98.3 %. Tuy vậy, số “cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con” chỉ chiếm 48.3 %. Tình trạng ấy vẫn còn nhiều, cho thấy phụ huynh còn lúng túng, chưa có sự chú trọng thích đáng đến kế hoạch GD con cái, quan tâm GD con có chiều sâu hơn. Nhiều CMHS vì mãi lo công việc làm ăn, hay bị cuốn theo những thói quen sinh hoạt như tụ tập ăn nhậu, hát ca,.. Lối sinh hoạt ấy, dần bỏ quên kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà của con em, dẫn đến “ thả nổi” việc học của con, sau đó là không thể sâu sát việc GDĐĐ cho con. Đời sống kinh tế dần phát triển, thu nhập gia đình tăng lên, các bậc cha mẹ, nhất là các gia đình cha mẹ trẻ, cuộc sống khá giả,
lại nuông chiều con trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu của con nhưng lại không biết cách chiều con cho đúng cách , có lợi cho sự tiến bộ trong việc học của con, đúng hướng để hình thành phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho con…Hoặc một bộ phận CMHS quan tâm đến con nghiêng về thành tích học tập, quá coi trọng kết quả và điểm số, mà xem nhẹ đến các yếu tố khác để hình thành và phát triển phẩm chất và nhân cách cho con mình sau này. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ lêu lổng, dễ chơi với những đối tượng xấu và nhiễm những thói hư tật xấu của bạn, dễ tự ý làm theo cách của mình, không nghe ý kiến của cha mẹ, cha mẹ và con cái ít gần gũi nhau, trẻ thiếu tôn trọng cô giáo, thầy giáo, người lớn, vi phạm những nội quy trong nhà trường… . Với cách giáo dục này, trẻ dễ tự ý làm theo cách của mình, không nghe những ý kiến của cha mẹ, cha mẹ và con cái không gần gũi và hiểu nhau, trẻ thiếu tôn trọng thầy cô giáo, người lớn, vi phạm những nội quy của nhà trường… Tóm lại, có nhiều lí do khác nhau mà nhiều phụ huynh không có thời gian ở bên con cái, GD cho con những giá trị đạo đức tốt đẹp, ngược lại, phó mặc cho nhà trường dạy dỗ nên HS ngày càng xa rời với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức. Thêm phần được sự nuông chiều, cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu, các em thích dựa dẫm, đề cao giá trị vật chất và lối sống hưởng thụ, hoặc thờ ơ, vô cảm trước những hiện tượng trong cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ thiếu đi nền tảng GD của gia đình một cách vững chắc. Đây là vấn đề cần được nhìn nhận đầy đủ hơn về mặt xã hội, ở góc độ toàn diện hơn. Từ thực trạng trên, đặt ra cho chúng ta vấn đề về sự quan tâm sâu sát, đến nơi đến chốn của xã hội, những việc làm cụ thể từ các bậc mẹ cha để công tác GDĐĐ cho học sinh TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đạt được kết quả tốt hơn.
2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định