Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

giáo viên, nhân viên và học sinh

Rà soát, xác định nhu cầu về đội ngũ GV tham gia GDĐĐ cho HS về số lượng và chất lượng để có sự phân công giảng dạy cho phù hợp. Đánh giá thực trạng, trình độ GV về mặt mạnh, mặt yếu và sở trường. Cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Xây dựng hệ thống các biện pháp tạo động lực cho GV tham gia GDĐĐ cho HS.

Nhận thức của CBQL, GV tham gia công tác GDĐĐ cho HS là một trong những điều kiện quan trọng chi phối công tác GD cho HS được đánh giá bởi các vấn đề sau: nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS; ý nghĩa, vai trò của GDĐĐ cho HS cấp TH trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa lãnh đạo, TPT Đội trong trường học, GVCN, GVBM, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội trong GDĐĐ cho HS.

Môi trường nhà trường đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức cho HS được xem là chủ yếu và có tính quyết định. Việc GD, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho HS là sự thống nhất hữu cơ giữa dạy chữ và dạy người, thông qua dạy chữ để dạy người.

- Sự phối hợp giữa đoàn thể với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các thành viên khác trong nhà trường

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ, bên cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của GVCN còn có một tập thể các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn. GVCN có thể trao đổi với GVBM để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực của HS từng lớp. Sự liên kết và phản ánh của các thành viên khác trong nhà trường là kênh thông tin quan trọng để GVCN làm tốt công tác GD, nhất là

GDĐĐ. Từ đó, GVCN có điều kiện nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng HS trong lớp, đồng thời có biện pháp động viên nhắc nhở, GD phù hợp đối với từng HS, giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.

-Điều kiện, phương tiện giáo dục của nhà trường

Song song cùng việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện”,nhà trường cần đến CSVC đầy đủ, cảnh quan “ xanh- sạch – đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu GD, rèn luyện phát triển nhân cách HS. CSCV và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình GD. Diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập,…đó là một trường học có đầy đủ CSVC. Cùng với các hoạt động GD khác, GDĐĐ cho HS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là như âm li, loa đài, máy chiếu, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể GV và HS hoàn thành nhiệm vụ của mình với chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)