8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện
biện pháp
Trên cơ sở năm bảy biện pháp đã xây dựng, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã nêu ở trên bằng cách trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL, một số GV các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Số đối tượng khảo sát: 12 cán bộ quản lí (CBQL) 150 giáo viên ( GV), 60 CMHS của 6 trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học
STT Các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HSTH Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 69.7 27.8 2,5 0.0 72.1 26.9 1.0 0.0 2
Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
3
Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học
66.7 30.2 3.1 0.0 32.5 63.6 3.2 0.7
4
Xây dụng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực; phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể
67.2 31,4 1.6 0.0 28.2 65.3 5.2 1.3
5
Đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi đua - khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức cho HS TH
30.6 65.3 4.1 0.0 68.9 28.5 2.6 0.0
6
Quản lý hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
50.6 43.3 6.1 0.0 57.6 37.6 4.8 0.0
7
Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất ra đều được CBQL, giáo viên, CMHS đánh giá mức độ cần thiết, rất cần thiết (trên 90%) và đều khẳng định 7 biện pháp trên có tính khả thi cao (trên 85%). Có thể nhận định rằng việc áp dụng các biện pháp được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ và chất lượng GDĐĐ cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QL công tác GDĐĐ cho HS ở các trường TH, dựa trên các nguyên tắc xác lập các biện pháp và những định hướng đổi mới giáo dục trong thời gian tới, chúng tôi đã đề xuất 07 biện pháp QL công tác GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đó là:
-Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
-Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
-Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học.
-Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực; phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể.
-Đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi đua - khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức cho HS TH.
-Quản lý hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
-Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, nếu được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL công tác GDĐĐ cho HS các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho HS của các trường TH trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: QL, QLGD, QLNT, Đạo đức, GDĐD, QL công tác GDĐĐ,…mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong QL công tác GĐĐĐ cho HS TH... Từ đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của HT trong QL công tác GĐĐĐ cho HS TH.
2. Về thực tiễn
Luận văn đã khái quát tình hình Giáo dục và Đào tạo của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thực trạng QL công tác GDĐĐ cho HS của HT các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó, xác định được những mặt mạnh, hạn chế và tồn tại, khó khăn cũng như những bất cập trong công tác QL GĐĐĐ cho HS TH để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp QL công tác GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng, tác giả đã đế xuất 7 biện pháp nhằm giúp HT các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định QL có hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS, cụ thể gồm:
-Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
-Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
-Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học.
-Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực; phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể.
-Đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi đua - khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức cho HS TH.
-Quản lý hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
-Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, nếu được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL công tác GDĐĐ cho HS các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.
2. Khuyến nghị