8. Cấu trúc luận văn:
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường MN ĐCQG
1.5.1. Cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng trường MN ĐCQG
Những chính sách vĩ mô luôn đóng vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển giáo dục, mỗi chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước, Ngành GD&ĐT đưa ra đều có tác động lớn tới các cơ sở giáo dục. Việc đảm bảo chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách này, nếu những chính sách phù hợp sẽ có tác dụng kích thích, là động lực để các cơ sở giáo dục phát triển.
Chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, hạn chế được những tiêu cực thúc đẩy đổi mới các hoạt động giáo dục. Cơ chế, chính sách về huy động các nguồn lực, phân bổ các nguồn tài chính, các chương trình mục tiêu, dự án
về GD&ĐT sẽ tạo điều kiện cho các nhà trường hoàn thiện được tiêu chuẩn về CSVC, đẩy nhanh được tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Các văn bản pháp lý quy định về xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng các nhà trường MN ĐCQG.
1.5.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng
Xây dựng nhà trường có đáp ứng được chuẩn đề ra hay không phụ thuộc vào phần lớn vào sự nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong hoạt động thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường.
Hiệu trưởng phải là người nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết phải xây dựng nhà trường theo chuẩn đã đề ra; am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn để hướng dẫn, giải thích cho người dưới quyền thực hiện; có trình độ tổ chức và năng lực triển khai các nội dung, yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong thực tiễn đơn vị mình.
Hiệu trưởng phải là người có uy tín thực chất, chỉ có uy tín thực chất trong tập thể sư phạm Hiệu trưởng mới có thể quản lý và thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
1.5.3. Đội ngũ giáo viên
Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý toàn diện trong việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Nếu nhà trường được bố trí đủ số giáo viên đứng lớp theo quy định mức tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; tối đa 2,2 giáo viên/lớp lớp mẫu giáo đối với lớp 2 buổi/ngày.
Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nhà trường ĐCQG, là một trong 5 tiêu chuẩn quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
1.5.4. Số lượng trẻ được tuyển vào trường
Nếu mỗi nhà trường tuyển sinh đảm bảo đủ, phù hợp với quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, điều kiện CSVC hiện có của nhà trường, sẽ thuận lợi cho việc chỉ đạo quy hoạch phát triển nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia.
1.5.5. Các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, các nguồn kinh phí dành cho xây dựng trường chuẩn quốc gia cho xây dựng trường chuẩn quốc gia
CSVC, TTBĐDĐC, tài chính nằm trong số các tiêu chuẩn của trường MN ĐCQGvà cũng là yếu tố tiền đề ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Nếu nhà trường được giao đủ diện tích theo quy định, nguồn ngân sách đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động chuyên môn, tăng cường cơ sở vật chất, TBDH; huy động được các nguồn kinh phí khác từ XHHGD thì có thể quy hoạch tổng thể nhà trường theo chuẩn quốc gia.
CSVC, TTBĐDĐC, tài chính là khâu trăn trở nhất của các nhà trường hiện nay, không những của các trường đang phấn đấu mà ngay cả các trường đã được công nhận là trường MN ĐCQG. Tự bản thân các trường không thể khắc phục khó khăn này, mà phụ thuộc rất nhiều vào công tác XHHGD, sự quan tâm đầu tư của cấp trên, sự nỗ lực của chính quyền địa phương.
1.5.6. Các lực lượng xã hội
Xây dựng trường chuẩn quốc gia là chủ trương lớn của BGD&ĐT, là giải pháp đột phá, tích cực của giáo dục nước nhà. Giải pháp này đòi hỏi các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương cùng vào cuộc chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ở mỗi địa phương, chỉ khi nào có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục thì nơi đó mới có thể thành công trong quản lý xây dựng trường MN ĐCQG.
1.5.7. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên
Trong quá trình xây dựng trường ĐCQG luôn cần có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá, rút kinh nghiệm của cấp trên. Sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, có tổ chức kiểm tra đánh giá một cách thực chất của cấp trên (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND các cấp) tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình đặt ra.
Tiểu kết chương 1
Qua việc khái quát hệ thống cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu, trình bày các khái niệm liên quan đến công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Làm rõ các chức năng, nội dung, phương pháp của việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG và các tiêu chuẩn công nhận trường MN ĐCQG do BGD&ĐT ban hành nhằm làm cho hệ thống trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phát huy tối đa hiệu quả công tác XHHGD; đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước và mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.
Quản lý xây dựng trường MN ĐCQG là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường MN ĐCQG trên các địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện các trường mầm non.
Để quản lý xây dựng trường MN ĐCQG có hiệu quả, thiết thực, các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến việc củng cố xây dựng CSVC, từng bước hiện đại hóa trường lớp, mà còn phải nâng cao chất lượng dạy và học; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch toàn diện để tiến hành các biện pháp quản lý và xây dựng tiêu chuẩn trường MN ĐCQG; đánh giá đúng hiện trạng để xác định các công việc cần thực hiện; phối hợp các lực lượng theo một cơ chế hợp lý, triển khai các biện pháp phù hợp để chuyển đổi các nội dung trong kế hoạch thành hiện thực; thường xuyên đôn đốc, động viên, giám sát thực hiện để đảm bảo kế hoạch được triển khai đúng hướng; định kỳ kiểm tra đánh giá, thu thập minh chứng đối chiếu với tiêu chuẩn để bổ sung kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tiếp theo hoặc hoàn thiện hồ sơ để được công nhận trường đạt chuẩn theo quy định.
quan trọng trong việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.
Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm Công nghiệp, thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang). Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hiện nay, toàn thành phố có 21 phường xã, trong đó, có 16 phường và 5 xã. Tổng diện tích 285 km², dân số trên 300.000 người.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như: núi (Như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phường Nhơn Phú và phường Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phương Mai) và
đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng: tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) tăng 11,7 % so với năm 2017, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp - XD tăng 12,1%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 11, 5% (kế hoạch tăng trên 11,5 %), giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,7% (kế hoạch tăng trên 4,3 %); hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xã hội được tăng cường và có nhiều nỗ lực; quốc phòng, an ninh được củng cố; hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường kỷ cương, nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết tốt an sinh xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại ” [ 14]
Mục tiêu phát triển của thành phố theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền
trung. Đến năm 2035, là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, còn rất nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, chính quyền và nhân dân thành phố Quy Nhơn cùng chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và Đào tạo địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- Ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và thành phố, phối hợp chặt chẽ cùng các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường, cộng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể CB, CNV, GV giữ vững và phát huy tốt thành tích giáo dục cả về chất lượng và quy mô, cụ thể như sau:
- Thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch trường lớp phù hợp quy mô phát triển giáo dục cấp thành phố, đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
- Quy mô mạng lưới trường lớp đã được mở rộng, tăng về số lượng, theo hướng đa dạng hóa. Toàn ngành có 107 trường với 56.041 trẻ và học sinh theo học; trong đó, Mầm non: 57 trường và 16.084 trẻ; Tiểu học: 28 trường và 24.863 học sinh; Trung học cơ sở: 21 trường và 17.858 học sinh. Ngoài ra, tại thành phố Quy nhơn còn có 09 trường Trung học phổ thông; 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm dạy nghề; có 02 trường; đại học; 04 trường cao đẳng. Trên địa bàn 21 phường xã, đều có tất cả các trường mầm non, tiểu học và THCS; CSVC trường lớp tiếp tục được đầu tư, tăng cường đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.
từ năm 2001, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6 dạt 100% và học sinh từ 15 đến 17 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS 3.553/3.562 học sinh, tỷ lệ 99.74%. Về phổ cập THPT: tỷ lệ tốt nghiệp THPTđạt 96,11%. Hiện nay, thành phố đang thực hiện phổ cập THPT, ngành giáo dục đã hoàn thành công tác điều tra đối tượng phổ cập trong độ tuổi.Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, thành phố có 21/21 phường, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi năm học 2018 – 2019.
Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao: GDMN có số trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ lên lớp thẳng đối với Tiểu học: 24.255 / 24.258 đạt tỷ lệ 99,98%; Đối vưới THCS tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt: 17258/ 17.371 đạt tỷ lệ 99,34%; đối với THPT tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt: 93,5% .
Chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ, trong năm học 2018-2019, có 37 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh ở các bộ môn văn hóa lớp 9 (06 giải nhì, 10 giải ba và 21 giải khuyến khích); 03 học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đạt 01 giải ba và 02 giải tư; 171 em bậc tiểu học tham gia thi viết chữ đẹp cấp thành phố đạt (10 giải nhất, 35 giải nhì, 50 giải ba, 76 giải khuyến khích) và có 10 em đạt giả thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.
Có 100% trường tiểu học dạy môn Tiếng Anh và tin học cho học sinh; 100% các trường THCS tổ chức dạy và học Ngoại ngữ theo chương trình Tiếng Anh 10 năm theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và 100% trường phổ thông có kết nối Internet.
Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế- xã hội khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Ngành GD&ĐT thành phố luôn đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tập trung chỉ đạo việc quản lý tổ, chức dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tứng cấp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; hướng dẫn các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực cho người học. Chú trọng các hoạt động giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, phối hợp cùng ngành y tế trong công tác phòng chống dịch