8. Cấu trúc luận văn:
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên của 27 trường mầm non công lập của thành phố Quy Nhơn (51 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; 153 tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên)
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp nghiển cứu lý luận và thực tiễn, chủ yếu là phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Quy trình khảo sát: chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu bộ công cụ điều tra khảo sát là các bộ phiếu điều tra, thu hồi mẫu phiếu điều tra, kiểm tra, phân loại phiếu hợp lệ ( trả lời đầy đủ các câu hỏi), không hợp lệ (trả lời một câu hỏi, hoặc không chọn đáp án nào); phân loại phiếu điều tra theo đối tượng khảo sát sau khi nhận phiếu về, xử lý mẫu điều tra và đưa ra số liệu điều tra. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 3 thông số cơ bản là tỉ lệ %, điểm trung bình cộng và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát.
Cách tính các thông số, chúng tôi sử dụng theo các công thức sau: + Tỉ lệ %
+ Trung bình cộng:
*Trong đó: = là kết quả trung bình cộng N = n1 + n2 + …+ nn; x: điểm số của các mức độ;
Bảng 2.1. Ý nghĩa giá trị trung bình
Điểm trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,75 Yếu/Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi
1,76 - 2,51 Trung bình/Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi
2,52 – 3,27 Khá/Quan tâm/ Cần thiết/ ảnh hưởng/ Khả thi
3,28 – 4 Tốt/Rất quan tâm/ Rất cần thiết / Rất ảnh hưởng/ Rất khả thi
Khảo sát về các mức độ quan tâm/cần thiết/ ảnh hưởng/ khả thi trong luận văn quy định điểm như sau:
Điểm 4: Tốt/ Rất quan tâm/ Rất cần thiết / Rất ảnh hưởng/ Rất khả thi Điểm 3: Khá/ Quan tâm/ Cần thiết/ ảnh hưởng/ Khả thi
Điểm 2: Trung bình/ Ít quan tâm/ Ít cần thiết / Ít ảnh hưởng/ Ít khả thi Điểm 1: Yếu/ Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi
2.3. Thực trạng giáo dục mầm non theo 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.4. 1.Thực trạng xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy nhơn
Thành phố Quy Nhơn được thành lập từ ngày 3/7/1986 từ thị xã Quy Nhơn lên thành phố Quy Nhơn có 27 trường trong đó có: 08 trường công lập và 19 trường mẫu giáo dân lập. Sau năm 2014, 19 trường mẫu giáo dân lập chuyển sang trường công lập, toàn thành phố có 27 trường công lập với 6589 trẻ /148 nhóm, lớp (11 nhóm trẻ, 137 lớp mẫu giáo); các trường đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng trường học đạt MN ĐCQG theo Quyết định số
36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy chế công nhận trường MN ĐCQG. Trong thời gian đầu việc xây dựng trường MN ĐCQG rất khó khăn: kinh tế - ngân sách eo hẹp, các trường chuyển từ dân lập sang công lập trường lớp chưa khang trang, quỹ đất ít chưa đáp ứng được diện tích theo chuẩn quy định, giai đoạn 2010-2015 mới chỉ có 4 trường được công nhận ĐCQG, trong đó có 3 trường ở mức độ 2 và 1 trường ở mức độ 1.
Giai đoạn 2015-2020 là giai đoạn tiếp tục phát triển số lượng, chất lượng và đầu tư xây dựng trường MN ĐCQG là chủ trương lớn của ngành, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ CSVC, đào tạo đội ngũ nhà giáo; huy động mọi nguồn lực để tăng cường các điều kiện tổ chức dạy và học, vận động các ban, ngành, đoàn thể đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các công trình nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn theo tinh thần Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Quy Nhơn về Đề án xây dựng trường ĐCQG.
Giai đoạn này thực hiện các chủ đề như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Đẩy mạnh “Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”... Trong giai đoạn này áp dụng Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014 ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG và mới được thay thế bằng Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận ĐCQG đối với trường mầm non. Ngành GD&ĐT thành phố và các trường không ngừng nỗ lực phân đấu và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc học mầm non.
Để nâng cao tỷ lệ trường ĐCQG, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Trong những năm gần đây các cấp quản lý đã chủ
động tham mưu cho cấp ủy, UBND thành phố Quy Nhơn vá các xã, phường xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng trường ĐCQG, lồng ghép quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Bên cạnh đó các địa phương cũng quan tâm đầu tư CSVC trường, lớp khang trang; làm tốt công tác quy hoạch, ưu tiên quỹ đất cho giáo dục, huy động các nguồn lực trong nhân dân để xây dựng trường học. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện xây dựng trường MN ĐCQG ở thành phố Quy nhơn còn chậm, kết quả là phát triển thêm 06 trường mầm non được công nhận, nâng số trường đạt chuẩn lên 10/27 đạt 37% so với tổng số trường mầm non trong toàn thành phố thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Bảng thống kê các trường MN ĐCQG và chưa ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn T T T Trường MN, MG Đạt kiểm định CLGD Đạt chuẩn Quốc gia Thời gian hoàn thành/ công nhận lại Năm Cấp độ Năm Mức
I. Khối trường công lập
1 MG Phước Mỹ 2 MG Bùi Thị Xuân 3 MG Trần Quang Diệu 2017 3 2017 1 2022 4 MG Nhơn Phú 5 MG Nhơn Bình 2018 2 6 MG Đống Đa 7 MG Thị Nại 8 MG Hải Cảng 1 9 MG Trần Phú MG Ngô Mây 2015 1 MG Nguyễn Văn Cừ 2016 3 1 MG Quang Trung 2016 3 2018 1 2023 MG Ghềnh Ráng MG Nhơn Hội
T T T Trường MN, MG Đạt kiểm định CLGD Đạt chuẩn Quốc gia Thời gian hoàn thành/ công nhận lại Năm Cấp độ Năm Mức MG Nhơn Lý 2018 1 2023 MG Nhơn Hải MG Nhơn Châu MN Quy Nhơn 2014 2 2013 2019 2 2024 MN 2/9 2014 2 2015 2019 1 2024 MM 8/3 2015 2 MN Phong Lan 2015 2 2017 1 2022 MN Hoa Hồng 2015 3 2014 2 2020 MN Hoa Sen 2016 3 2016 1 2021 MN Hoa Mai 2015 3 2015 2 2020 MG Hương Sen 2015 3 2018 1 2023 MG Lê Lợi 2018 2 MG TRần Hưng Đạo 2017 3
(Nguồn của Phòng GD&ĐT)
2.4.2.Tổ chức và quản lý nhà tường
Bảng 2.3. Khảo sát trình độ chính trị, chuyên môn của CBQL các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn
Tổng số
Trình độ chuyên môn Tr. cấp lý luận
chính trị CBQL Trung cấp Cao đẳng Đại học
SL TL % SL TL % SL TLL % SL TL % SL TL% 51 00 00 3 5,89 48 94,11 38 74,7 51 100%
( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
của thành phố Quy Nhơn hiện nay là 51 người trong đó: Hiệu trưởng: 25, Phó hiệu trưởng: 26. Số CBQL được đào tạo trên chuẩn chiếm 94,11% và 5,89% đạt trình độ chuẩn; 51 người được đào tạo nghiệp vụ quản lý giáo dục chiếm tỷ lệ 100% và 74,7% CBQL đã học qua lớp trung cấp chính trị. Toàn bậc học có 27 chi bộ độc lập/ 183 đảng viên, chiếm tỷ lệ 39,4 % ( 183/465). Đội ngũ cán bộ QLGD có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, phần lớn đã được bồi dưỡng về QLGD và lý luận chính trị, có bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình trong công tác, có năng lực, năng động, sáng tạo, được trải nghiệm qua quá trình giảng dạy thể hiện có năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm, được tập thể tín nhiệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý trong các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng GDMN của thành phố Quy Nhơn .
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá tiêu chuẩn 1 của cán bộ QLGD
Nội dung Số T. Xếp loại Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổ chức và quản lý 51 32 62,7 19 37,2 0 0 0 0
( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Kết quả khảo sát: Về tiêu chuẩn tổ chức và quản lý nhà trường thể hiện ở bảng 2.4, có 37,2% đạt khá và 62,7% đạt tốt, không có xếp loại đạt và chưa đạt. Đội ngũ CBQL các trường tổ chức tốt việc xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý chặt chẽ các hoạt động nuôi dưỡng, CS&GD trẻ; tạo động lực phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch; có sự sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ. Các trường đã làm tốt công tác huy động các nguồn tài chính hợp pháp; chú ý tăng cường đầu tư CSVC khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC,
TBĐDĐC của trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL các trường chú ý xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ. Các trường đều có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền và Công đoàn, giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ, với các Đoàn thể tổ chức, chính trị xã hội cấp xã/phường; tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục; có phương án đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho CB,GV,NV; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn, vấn nạn xã hội trong trường học.
2.3.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên
Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã có rất nhiều cố gắng nâng cao về trình độ chuyên môn, hiện nay tổng số GV trường công lập là 338 GV: có 164/338 giáo viên đạt trình độ đại học, tỷ lệ 48,5%, 145 GV đạt trình độ cao đẳng, tỷ lệ 42,9% và có 29 GV đạt chuẩn với tỷ lệ 8,6 %, điều này đặt ra sự cần thiết phải tăng cường hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Các trường tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn giáo viên nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng và theo đúng quy định của chuẩn giáo viên mầm non theo quy định hiện nay. Số giáo viên được xếp loại từ khá trở lên đạt 89,3%, số giáo viên xếp loại trung bình chỉ chiếm 10,7%. Năng lực chuyên môn của giáo viên ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GDMN. Bên cạnh đó, hàng năm giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên, tiếp thu các chuyên đề mới về nội dung, chương trình CS&GD trẻ; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn, kết quả xếp loại của giáo viên mầm non các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn năm 2018 – 2019
Tổng số
Trình độ chuyên môn Kết quả xếp loại theo chuẩn giáo viên mầm non Trung cấp Cao đẳng Đại học Xuất sắc Khá Trung bình S SL T TL % S SL T TL % S SL T TL % S SL T TL % S SL T TL % S SL T TL % 338 29 8,6 145 42,9 164 48,5 139 41,1 163 48,2 36 10,7
( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Qua khảo sát: Các trường xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đến nay có 100% giáo viên có trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 91,4 % ( 309/338). So với năm học 2017 – 2018, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tăng 15,6 % (53 người); áp dụng tốt một số quan điểm mới trong chương trình GDMN, đa dạng các hình thức và phương pháp CSGD vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “Học bằng chơi - Chơi mà học”; đảm bảo an toàn thể chất, tinh thần cho trẻ; đa số giáo viên đã biết khai thác, sử dụng đồ dùng TBĐDĐC, ứng dụng CNTT vào việc CSGD trẻ một cách hợp lý; đặc biệt chú ý đến Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT về điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề trong chương trình GDMN. Tổ chức nhóm, lớp học đúng quy định về định biên trẻ em/lớp, hạn chế tối đa tình trạng quá tải. Thực hiện đầy đủ chính sách theo quy định đối với người lao động, đảm bảo định viên giáo viên/lớp theo quy định tại Thông tư
06/2015/TTLB - BNV – BGDĐT ngày 16/3/2015 về việc quy định danh mục, khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN. Tôn trọng những ý tưởng sáng tạo đóng góp cho trường, cho ngành thông qua các buổi chuyên đề, hội nghị. Đồng thời tổ chức tham quan học tập mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng các trường, tạo bầu không khí làm việc lành mạnh, thân thiện, cởi mở, không tạo áp lực cho giáo viên.
Đội ngũ nhân viên tương đối đủ so với yêu cầu, có 127 nhân viên đều có trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên. Nhân viên trong các trường mầm non công lập đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, có kĩ năng chuyên môn tốt.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ QLGD về tiêu chuẩn 2
Tiêu chuẩn 2 T. số
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
Đội ngũ GV,NV 27 6 22,2 9 33,3 7 26 5 18,5
( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Kết quả đánh giá về xây dựng đội ngũ giáo viên có 22,2% xếp loại tốt, 33,3% xếp loại khá, đa số GV có tinh thần tự học và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trình độ, năng lực đội ngũ GV, NV không đồng đều, tỷ lệ đạt và chưa đạt vẫn chiếm tỷ lệ cao 44,5%
2.3.4. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Bảng 2.7. Thống kê kết quả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ qua hai năm học 2017- 2018; 2018-2019
Nội dung Năm học
2017-2018 Năm học 2018-2019 Tổng số trẻ được ăn bán trú 4026/15498 4.087/16.084 Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú (%) 25,9 24,4 Số lớp bán trú 122/219 129/215 Trẻ đi học chuyên cần 14723/15498 15.116/16.084 Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần (%) 94,9 93,9 Bé ngoan xuất sắc 6198/15498 6.625/16.084 Tỷ lệ bé ngoan xuất sắc (%) 39,9 41,1
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 151/15.498 131/16.084 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (%) 0,97 0,81
Trẻ thừa cân, béo phì 603/15.498 1.008/16.084 Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì (%) 3,89 6,27
( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Đến nay toàn thành phố và các xã đảo chỉ có 20/27 trường tổ chức bán trú tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt rất thấp chỉ có 24,4%; có khoảng trên 90% trẻ phát triển thể chất, nhận thức, ngôn nữ, giao tiếp và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm. Tính đến tháng 5/2019 giảm xuống còn 0,81% so với năm trước đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và đối với trẻ thừa cân, béo